ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TẠI BẢN LÁC, XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Trần Thị Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Bích Hảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đắc Mạnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lưu Quang Vinh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hải Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Thị Tuyến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tạ Tuyết Nga Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thị Sang Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bản Lác, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái, tác động môi trường tự nhiên, tác động xã hội

Tóm tắt

Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở Việt Nam. Sự phát triển của hoạt động du lịch đã góp phần tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình kinh tế khác, hoat động du lịch sinh thái tại Bản Lác cũng không tránh khỏi việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội. Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích và đánh giá được những tác động của hoạt dộng du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát điều tra theo tuyến để xác định nguyên nhân gây tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội, kết hợp với phương pháp phân tích chất lượng thành phần môi trường nước, tính toán lượng chất thải rắn và nước thải từ hoạt động du lịch để thấy rõ sức ép của du lịch tới môi trường khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch là 201,302 kg/ngày chiếm 40,77% tổng lượng chất thải rắn toàn khu vực; lượng nước thải là 10055,75 m3/năm. Nguồn thải trên đã ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt của khu vực, cụ thể: thông số COD của tất cả các mẫu đều vượt trên 10 lần so với giá trị cho phép của Quy chuẩn nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1), thông số  NH4+ và PO43- của một số mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, văn hóa địa phương đã bị xáo trộn, xuất hiện mâu thuẫn về chia sẻ lợi ích trong cộng đồng. Để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực trên và hướng tới phát triển du lịch sinh thái bền vững, chính quyền địa phương cần có các giải pháp lâu dài mang tính chiến lược như quy hoạch môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân và du khách, cần có các hoạt động hỗ trợ từ các bên liên quan.

Tải xuống

Số lượt xem: 737
Tải xuống: 241

Đã Xuất bản

28/02/2018

Cách trích dẫn

Thị Hương, T., Thị Bích Hảo, N., Đắc Mạnh, N., Quang Vinh, L., Hải Hà, N., Thị Tuyến, P., Tuyết Nga, T., & Thị Sang, B. (2018). ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TẠI BẢN LÁC, XÃ CHIỀNG CHÂU, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 113–122. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/983

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>