THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH


Các tác giả

  • Phùng Thị Tuyến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hang động, núi đá vôi, Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, tiềm năng du lịch sinh thái

Tóm tắt

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB) tỉnh Quảng Bình nổi tiếng bởi hệ thống hang động với vẻ đẹp huyền bí và có giá trị hàng đầu thế giới. Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài quý hiếm là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại khu vực này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 15 điểm du lịch hấp dẫn với các hình thức du lịch chính bao gồm du lịch mạo hiểm và khám phá các hang động, tham quan thác, suối, leo núi. Hình thức du lịch cộng đồng đã mở ra cơ hội cho du khách được tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương cũng đang được đầu tư và đưa vào khai thác. Hệ động vật với 7,355 loài thuộc lớp thú, chim, bò sát, lưỡng thể và cá nước ngọt; hệ thực vật với 2,651 loài thuộc các ngành khuyết lá thông, thạch tùng, cỏ tháp bút, dương xỉ, thông và ngọc lan là nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển DLST tại khu vực. Hằng năm, VQG PNKB đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Trung bình mỗi năm (từ 2015 đến 2017), VQG PNKB đón 500.095 du khách với tỷ lệ khách quốc tế chiếm 10,42 - 11,60%. Doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại 110 - 145 tỷ đồng/năm. Tuy vậy, việc phát triển DLST tại khu vực vẫn còn một số khó khăn trong việc mở rộng các sản phẩm du lịch, thu hút vốn đầu tư, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Trên cơ sở những khó khăn còn tồn tại, nghiên cứu này đã đưa ra được sáu nhóm giải pháp nhằm góp phần phát triển DLST tại VQG PNKB trong những năm tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 về điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trần Tiến Dũng (2007). Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2007.

Quyết định số 2128/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2017 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030.

Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Khắc Thái, Trần Hùng (2003). Tư liệu tổng quan Phong Nha - Kẻ Bàng - 01.062, 01.063.

Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2009). Báo cáo tổng kết công tác năm, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2010). Báo cáo tổng kết công tác năm, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2015-2017). Báo cáo tổng kết công tác năm, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2007). Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí đa dạng sinh học.

Nguyễn Văn Thuật (2016). Ý kiến mới về du lịch sinh thái. Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, số 01 – 2016, ISSN 2354-1482

Phạm Trung Lương (2005). Phát triển DLST ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Phùng Thị Tuyến, Phạm Văn Phúc, Bùi Xuân Dũng, Lưu Quang Vinh, Nguyễn Đắc Mạnh, Nguyễn Hải Hà, Tạ Tuyết Nga, Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hảo (2018). Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. Tạp chí Rừng và Môi trường, 89, 48-53.

Tải xuống

Số lượt xem: 84
Tải xuống: 58

Đã Xuất bản

25-02-2019

Cách trích dẫn

Thị Tuyến, P., & Thị Ngọc Ánh, N. (2019). THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 079–087. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/839

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường