TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Hảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đinh Thị Hương Thảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Thái Thị Thuý An Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Hoàng Vương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên, Xuân Nha

Tóm tắt

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha là một trong ba khu bảo tồn của tỉnh Sơn La. Nhận thấy những điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái, nghiên cứu tiến hành đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Xuân Nha. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm: điều tra và khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, đánh giá tài nguyên tự nhiên, đánh giá tài nguyên nhân văn, xác định sức chứa du lịch và đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTTN Xuân Nha có giá tiềm năng lớn về các dạng tài nguyên: địa hình, thủy văn, khí hậu, thực vật, động vật, hệ sinh thái, và nhân văn cho việc khai thác phục vụ hoạt động du lịch sinh thái. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch với các tiêu chí: độ hấp dẫn, vị trí và khả năng tiếp cận, thời gian khai thác, và sức chứa khách du lịch cho hai khu vực: Đỉnh Pha Luông và Suối Con – Bản Khò Hồng. Kết quả đánh giá tổng hợp lần lượt là 3,08 và 3,805. Ngoài ra, du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch cộng đồng là ba loại hình sản phẩm du lịch có tiềm năng phát triển tại khu vực nghiên cứu. Hai tuyến du lịch được đề xuất là: Hà Nội – Mộc Châu – đỉnh Pha Luông và Hà Nội – Mộc Châu – Suối Con – Bản Khò Hồng – Bản Thín.

Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Hoa (2017). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp.

Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục.

Phạm Trung Lương (2011). Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tr. 204. Nxb. Giáo dục.

Nguyễn Ngọc Quang (2009). Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam.

Nguyễn Khanh Vân (2006). Giáo trình Cơ sở sinh khí hậu, tr.98. Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (2012). Bản đồ Khảo sát, xây dựng tuyến đường mòn.

Hạt Kiểm lâm Mộc Châu (2011). Báo cáo đa dạng sinh học.

Quyết định số 2125/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La ngày 13/8/2014 về việc công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130.

Trạm Khí tượng thủy văn Mộc Châu. Báo cáo định kỳ năm 2015.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 11

Đã Xuất bản

25-02-2019

Cách trích dẫn

Thị Bích Hảo, N., Thị Hương Thảo, Đinh, Thị Thuý An, T., Thị Hương, T., & Hoàng Vương, Đặng. (2019). TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 061–070. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/833

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả