Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về chiến thuật chữa cháy trên mặt đất cho rừng thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội


Các tác giả

  • Trần Kim Khánh Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
  • Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Xiêm Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

Từ khóa:

đặc điểm đám cháy, cháy rừng, chiến thuật và kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy rừng, rừng thông

Tóm tắt

Rừng thông ở huyện Sóc Sơn là loại có nguy cơ cháy cao, đặc biệt vào mùa khô và nắng nóng. Do vậy, mục tiêu của bài báo này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về chiến thuật chữa cháy trên mặt đất cho rừng thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Nhóm tác giả cũng đã tổ chức khảo sát thực địa để nắm tổng quát về hiện trạng tài nguyên rừng, tình hình sử dụng đất, tình hình sử dụng rừng, tình hình giao đất, giao rừng... Bài báo đã cung cấp kết quả nghiên cứu về những đặc điểm công tác chữa cháy rừng thông ở huyện Sóc Sơn, bao gồm những ưu điểm như: sự chủ động về lực lượng, thường xuyên tập luyện về nghiệp vụ, định kỳ bảo dưỡng và thường xuyên trang bị bổ sung phương tiện, kinh nghiệm chữa cháy rừng được tích lũy nhiều năm. Công tác chữa cháy vẫn còn tồn tại các nhược điểm như thiếu hệ thống cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng, thiếu phương án chữa cháy rừng, thiếu phương tiện chữa cháy hiệu quả, thiếu bảo hộ lao động thích hợp với chữa cháy rừng, chiến thuật chữa cháy rừng chưa hợp lý, kỹ thuật chữa cháy chưa được hoàn chỉnh. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy rừng như tăng cường khai thác phương tiện, giải pháp về phương pháp chữa cháy, giải pháp cụ thể khác về chiến thuật chữa cháy và kỹ thuật chữa cháy.

Tải xuống

Số lượt xem: 103
Tải xuống: 48

Đã Xuất bản

21/12/2023

Cách trích dẫn

Kim Khánh, T., Văn Quỳnh, V., & Văn Xiêm, N. (2023). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp về chiến thuật chữa cháy trên mặt đất cho rừng thông ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 070–080. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/140

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả