NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐÁM CHÁY TRÊN MẶT ĐẤT RỪNG THÔNG Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Các tác giả

  • Trần Kim Khánh Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
  • Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Xiêm Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

Từ khóa:

Cháy rừng, đặc điểm đám cháy, phòng cháy chữa cháy rừng, rừng thông

Tóm tắt

Có đến gần 70% rừng thông ở huyện Sóc Sơn phân bố trên độ dốc từ 10 đến 30 độ, và khoảng 10% phân bố ở độ dốc trên 30 độ. Phần lớn diện tích rừng bị cháy xảy ra ở gần các khu dân cư phía gần chân đồi, độ dốc từ 10 đến 30 độ. Nhóm tác giả đã đã tiến hành điều tra thành phần và kích thước thảm khô tại 5 OTC, kết quả cho thấy thành phần thảm khô dưới rừng thông, lá là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất tới 93%. Qua khảo sát tại 25 OTC cho thấy khối lượng thảm khô trung bình từ 12 tấn/ha đến 70 tấn/ha, hầu hết toàn bộ diện tích rừng thông ở huyện Sóc Sơn đều có khối lượng VLC vượt quá mức 10 tấn/ha – mức được xem là nguy hiểm với cháy rừng. Nhóm tác giả cũng tiến hành 28 lần đốt thử nghiệm lá thông khô với các độ dốc mặt đất, nhiệt độ và độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu khác nhau để xây dựng mô hình toán xác định chiều cao ngọn lửa và tốc độ lan tràn đám cháy phù hợp với đặc điểm rừng thông tại huyện Sóc Sơn. Phương trình của mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định bằng đốt thử trên nền đất rừng thực tế. Kết quả kiểm định cho thấy công thức toán của mô hình hoàn toàn có thể được sử dụng để dự báo cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 91
Tải xuống: 40

Đã Xuất bản

21/06/2022

Cách trích dẫn

Kim Khánh, T., Văn Quỳnh, V., & Văn Xiêm, N. (2022). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐÁM CHÁY TRÊN MẶT ĐẤT RỪNG THÔNG Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 083–093. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/441

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả