ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) ĐẾN KHẢ NĂNG XÓI MÒN ĐẤT Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Trương Tất Đơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Che phủ mặt đất, môi trường rừng, rừng trồng Cao su, tàn che, xói mòn

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis) đến khả
năng xói mòn đất ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu về xói mòn dưới rừng Cao su tại vùng Bắc
Trung Bộ cho thấy, cường độ xói mòn ở rừng Cao su có xu hướng giảm theo tuổi, cường độ xói mòn cao nhất
là 0,9 mm/năm ở tuổi 5 và thấp nhất 0,3 mm/năm ở tuổi 25, trung bình là 0,6 mm/năm tương đương với 6,3
tấn/ha/năm, cao hơn so với các trạng thái rừng đối chứng là Keo tai tượng và rừng tự nhiên. Với độ dốc dưới
200 thì cường độ xói mòn ở mức cho phép là 0,6 mm/năm (tương đương 7,1 tấn/ha/năm), khi độ dốc đến 200
thì cường độ xói mòn là 0,7 mm/năm (tương đương 8,4 tấn/ha/năm), bắt đầu vượt mức cho phép và khi độ
dốc trên 260 thì cường độ xói mòn là 1,6 mm/năm, tương đương 19,7 tấn/ha/năm, vượt hơn 2 lần mức cho
phép, lúc này các giải pháp bảo vệ đất khó có thể khắc phục được, do vậy nếu độ dốc trên 260 thì ở vùng Bắc
Trung Bộ không nên trồng Cao su. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
hạn chế xói mòn đất dưới rừng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ.

Tải xuống

Số lượt xem: 46
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

30/06/2014

Cách trích dẫn

Tất Đơ, T., & Văn Quỳnh, V. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) ĐẾN KHẢ NĂNG XÓI MÒN ĐẤT Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 034–043. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1377

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả