ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ


Các tác giả

  • Trương Tất Đơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Động vật đất, Giun đất, rừng trồng Cao su, vi sinh vật đất

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm, thành phần, số lượng động vật đất và vi sinh vật đất dưới tán rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis) tại vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật độ giun đất trung bình ở rừng Cao su tăng theo tuổi rừng, trung bình là 6,72 con/m2 và tương đương so với rừng Keo tại tượng nhưng thấp hơn nhiều so với các trạng thái rừng tự nhiên. Mật độ giun giảm theo độ sâu tầng đất, tập trung nhiều nhất ở tầng 0-20 cm, độ sâu tối đa có giun là 40 cm, độ dốc càng cao thì mật độ giun càng giảm. Có 8 loài động vật đất bắt gặp dưới tán rừng Cao su với tần xuất bắt gặp là 31,8%, nhiều nhất là kiến, mối và bọ cánh cứng, tần suất động vật đất dưới rừng Cao su không có sự khác biệt so với các trạng thái rừng đối chứng. Số lượng vi sinh vật dưới đất rừng Cao su cũng có xu hướng tăng lên theo tuổi rừng, trong đó vi khuẩn chiếm chủ yếu >80%. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định thành phần và số lượng vi sinh vật đất dưới rừng Cao su có sự khác biệt so với các trạng thái rừng đối chứng. Nói chung, ảnh hưởng của rừng Cao su đến hệ động vật đất và vi sinh vật đất là chưa rõ rệt.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Tất Đơ, T., & Văn Quỳnh, V. (2014). ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 003–010. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1332

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả