PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG THEO ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Sỹ DOanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vương Văn Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, chỉ số Nesterop, dự báo, nguy cơ cháy rừng, tác động của biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Cho đến nay, trên thế giới các nghiên cứu tiếp cận theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến nguy cơ cháy rừng là chưa nhiều, đặc biệt ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu xây dựng phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo các yếu tố khí hậu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về “Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã xác định được công thức tính chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi thông qua các chỉ số khí hậu cơ bản: nhiệt độ và lượng mưa. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng minh được mối liên hệ chặt giữa chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi với chỉ tiêu số ngày có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao Snc45, phương trình liên hệ: Snc45 = 7,284*Qi + 1,029 với R2 = 0,588. Phân cấp nguy cơ cháy rừng Snc45 được chia thành 5 cấp: ít khả năng cháy, nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy trung bình, nguy cơ cháy cao, nguy cơ cháy rất cao. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã đề xuất phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam bao gồm 4 bước thực hiện. Với phương pháp này, nguy cơ cháy rừng của nước ta lần đầu tiên được dự báo dựa trên các yếu tố khí tượng đặc trưng cho từng vùng. Ứng dụng phương pháp này với kịch bản BĐKH trung bình B2 cho thấy trung bình trên cả nước số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 64 ngày/năm thời kỳ 2000 lên 87 ngày/năm thời kỳ 2090 và nguy cơ cháy rừng cao xuất hiện chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Tải xuống

Số lượt xem: 199
Tải xuống: 150

Đã Xuất bản

20/03/2014

Cách trích dẫn

Sỹ DOanh, L., & Văn Quỳnh, V. (2014). PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG THEO ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 003–010. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1367

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>