ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY TRE MAI (Dendrocalamus cauhainensis N.H.Xia, V.T. Nguyen) TẠI XÃ LÂM THƯỢNG, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI


Các tác giả

  • Lê Đức Thắng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN
  • Phạm Văn Ngân Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN
  • Nguyễn Ngọc Quý Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN
  • Đặng Ngọc Vượng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN
  • Chu Văn An Hạt Kiểm lâm Lục Yên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái

Từ khóa:

Đặc điểm sinh học, Lâm Thượng, Lục Yên, Tre mai

Tóm tắt

Thân Tre mai mọc cụm thưa, ngọn rủ, cao từ 14,7 - 16,2 m, chia cành cao ở 1/3 - 1/2 thân cây; đường kính thân từ 10,5 - 11,1 cm. Lóng có đốt không nổi, chiều dài lóng từ 37,7 - 52,5 cm. Cành nhỏ mang 5 - 15 lá, lá rộng 6,2 cm, dài 32,1 cm. Mo có hình lưỡi mác dạng trứng, rộng 48,4 cm, cao 40,0 cm. Đường kính măng đạt 14,8 cm, trọng lượng 4,7 kg/măng. Tre mai là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền núi. Từ năm 2006 đến nay, xã Lâm Thượng đã gây trồng và phát triển được 233,3 ha Tre mai, chiếm 68,4% diện tích rừng trồng của toàn xã. Bình quân các hộ điều tra trồng được 1,31 ha/hộ, mật độ trung bình 251,1 khóm/ha. Năng suất măng bình quân đạt 14,0 tấn/ha, trong đó, có 75% số hộ điều tra có năng suất măng đạt ≤ 18,6 tấn/ha; 50% số hộ có năng suất măng đạt ≤ 14,9 tấn/ha; và 25% số hộ điều tra có năng suất măng đạt ≤ 10,1 tấn/ha. Quá trình trồng và khai thác măng của các hộ còn một số tồn tại: (i) Chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, tuổi và thời điểm khai thác măng thích hợp; (ii) Khai thác thân cây để lại gốc quá cao; (iii) Cường độ khai thác măng cao, không đảm bảo số măng cần thiết để phát triển bụi/khóm.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

28-12-2019

Cách trích dẫn

Đức Thắng, L., Văn Ngân, P., Ngọc Quý, N., Ngọc Vượng, Đặng, & Văn An, C. (2019). ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY TRE MAI (Dendrocalamus cauhainensis N.H.Xia, V.T. Nguyen) TẠI XÃ LÂM THƯỢNG, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 088–097. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/695

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả