ĐỀ XUẤT BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI SONG MÂY CÓ GIÁ TRỊ CAO Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Quốc Dựng Viện Điều tra, Quy hoạch rừng
  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Andrew Henderson Viện Hệ thống thực vật, Vườn thực vật New York, Hoa Kỳ
  • Nguyễn Thị Bích Phượng Viện Điều tra, Quy hoạch rừng

Từ khóa:

bảo tồn, giá trị, phát triển, song mây

Tóm tắt

Bài báo này là kết quả hợp tác nghiên cứu của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng với Vườn thực vật New York từ năm 2006 đến nay và là kết quả của đề tài “Nghiên cứu thành phần và đề xuất các loài song mây có giá trị kinh tế cao cho bảo tồn và gây trồng theo vùng sinh thái”. Phương pháp chính: nghiên cứu tài liệu, mẫu tiêu bản; điều tra theo tuyến thực vật điển hình; sử dụng hướng dẫn của IUCN đánh giá mức độ nguy cấp; xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị sử dụng. Kết quả đánh giá theo tiêu chí IUCN, Việt Nam có 19 loài song mây nguy cấp, bao gồm: 01 loài bị tuyệt chủng (EX) là Mây đá vôi Calamus clivorum; 02 loài tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) là Mái Calamus tenuis và Mây tua Calamus thysanolepis; 01 loài rất nguy cấp (CR) là Mây lá liễu Calamus salicifolius; 12 loài nguy cấp (EN); và 03 loài sẽ nguy cấp (VU). Các loài này được đề xuất bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đã xác định 28 loài song mây (chiếm một nửa số loài) có giá trị kinh tế được sử dụng ở mức độ khác nhau. Một số loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ như: Song bột Calamus poilanei, Song cát Calamus viminalis, Song mật Calamus inermis, Song nước Calamus nuralievii, Mây nước Daemonorops applanata, Song nước Calamus nuralievii, Mây chỉ Calamus parvulus, Mây bạc Calamus cinereus và Mây sáp Calamus dioicus. Các loài song mây có giá trị kinh tế được đề xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và nghiên cứu gây trồng theo vùng sinh thái.

Tải xuống

Số lượt xem: 115
Tải xuống: 76

Đã Xuất bản

08/11/2021

Cách trích dẫn

Quốc Dựng, N., Ngọc Hải, T., Andrew Henderson, & Thị Bích Phượng, N. (2021). ĐỀ XUẤT BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI SONG MÂY CÓ GIÁ TRỊ CAO Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 067–077. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/402

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>