Thành phần và phân bố thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu rừng Kon Plông, tỉnh Kon Tum


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thiên Hương Tổ chức bảo tồn Động thực vật quốc tế (Fauna & Florra)
  • Nguyễn Quốc Dựng Viện Điều tra, Quy hoạch rừng
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.098-107

Từ khóa:

Kon Plông, Kon Tum, phân bố, thực vật nguy cấp

Tóm tắt

Nghiên cứu này là kết quả khảo sát thực địa ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum năm 2023. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm góp phần đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chính gồm: kế thừa tài liệu điều tra đa dạng sinh học trong khu vực từ trước đến nay; kết hợp phỏng vấn với điều tra theo tuyến có sự tham gia người dân, kiểm lâm và nhân viên bảo vệ rừng. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được danh lục của 96 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó có 35 loài theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), 14 loài trong Danh mục Đỏ IUCN (2024) bị đe doạ ở mức CR, EN và VU; 70 loài trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Trong số 96 loài, đã xác định được 41 loài được phát hiện trong quá trình phỏng vấn và điều tra trên tuyến, trong đó có 21 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ thực vật ở Kon Plông. Các loài thực vật nguy cấp quý, hiếm phân bố chủ yếu vùng sâu, xa ở độ cao 400 m đến 2.134 m so với mực nước biển, trong hai kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh và rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá cây lá kim. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khuyến nghị chuyển các khu rừng phòng hộ và rừng sản xuất có giá trị bảo tồn cao thành rừng đặc dụng.

Tài liệu tham khảo

. Eames, J.C., Kuznetsov, A. N., Monastyrskii, A. L., Nguyen Tien Hiep, Nguyen Quang Truong, & Quynh, H. Q. (2001). A Preliminary Biological Assessment of Kon Plong Forest Complex, Kon Tum Province, Vietnam. WWF Indochina Programme, Hanoi, Vietnam.

. Wearn, O.R., Trinh Dinh, H., Nguyen Quyet, T., Dao Cong, A., Nguyen Van, P., Nguyen Minh, P., Le Viet, M., Tran Ngoc, T., Hoang Quoc, H. & Nguyen, A. (2021). Myth to reality in the forests of Kon Plong: The exceptional biodiversity value of Kon Plong District, Kon Tum Province. Fauna & Flora International - Vietnam Programme, Hanoi.

. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam (03 tập). Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

. Nguyễn Tiến Bân (2000). Thực vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh mục các loài thực vật Việt Nam (Tập II). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2005). Danh mục các loài Thực vật Việt Nam (Tập III). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

. International Union for Conservation of Nature (2024). The IUCN Redlist of Threatened Species. Truy cập từ https://www.iucnredlist.org/.

. Chính phủ Việt Nam (2021). Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. truy cập từ https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=204157.

Tải xuống

Số lượt xem: 81
Tải xuống: 104

Đã Xuất bản

15/10/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thiên Hương, & Quốc Dựng, N. (2024). Thành phần và phân bố thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu rừng Kon Plông, tỉnh Kon Tum. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(5), 098–107. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.098-107

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường