ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THỰC VẬT CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG


Các tác giả

  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ sinh thái, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng úng phèn, lâm sản ngoài gỗ, Vườn Quốc gia Phú Quốc

Tóm tắt

Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc tỉnh Kiên Giang với diện tích 29.240 ha có các hệ sinh thái đa dạng, bao gồm hệ sinh thái rừng chủ yếu là rừng trên núi đất; hệ sinh thái sông, suối, và hệ sinh thái biển đảo. Hệ thực vật của VQG khá đa dạng và phong phú với hơn 1.314 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó đã xác định được 582 loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ (LSNG) thuộc 381 chi, 126 họ thực vật đã được ghi nhận. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được đặc điểm phân bố của các loài lâm sản ngoài gỗ trên các sinh cảnh thuộc 3 hệ sinh thái chính ở VQG: (i) Hệ sinh thái rừng ngập mặn gồm 90 loài thuộc các sinh cảnh: Vùng đất bùn ngập mặn tự nhiên ven các cửa sông rạch (16 loài lâm sản ngoài gỗ); vùng đất bồi ít bị ngập mặn, chỉ ngập khi triều cường (29 loài); vùng đất bùn thường ngập nước lợ ven các sông (25 loài); vùng đất cát có lớp bùn mỏng ven biển (13 loài); cồn cát ven biển (15 loài). (ii) Hệ sinh thái rừng trên đất úng phèn gồm 155 loài thuộc các sinh cảnh: Rừng Tràm tự nhiên (129 loài); truông Nhum (32 loài). (iii) Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh gồm 510 loài thuộc các sinh cảnh: Rừng nguyên sinh cây họ Dầu (217 loài); rừng thứ sinh (341 loài). Mỗi sinh cảnh có những loài hoặc nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ khác nhau. Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở khoa học cho công tác quản lý hệ thực vật nói chung, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nói riêng ở VQG Phú Quốc.

Tải xuống

Số lượt xem: 131
Tải xuống: 99

Đã Xuất bản

24/11/2020

Cách trích dẫn

Ngọc Hải, T., Thị Hằng, Đặng, & Thế Đồi, B. (2020). ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THỰC VẬT CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 081–089. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/633

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>