THỰC VẬT HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE) TẠI KHU BẢO TỒN CERVUS ELDIL, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


Các tác giả

  • Nongkhan Borlivanh Trường Đại học Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • Lê Văn Vương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Công tác bảo tồn, Khu bảo tồn Cervus Eldil, thành phần loài, thực vật họ Dầu

Tóm tắt

Khu bảo tồn Cervus Eldii (KBT) có diện tích 140.810 ha, trải rộng trên 5 huyện trong tỉnh Savannakhet, miền Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với thành phần loài thực vật phong phú với hơn 825 loài đã được ghi nhận, phổ biến các hệ sinh thái rừng: rừng cây lá rộng rụng lá; rừng lá rộng nửa rụng lá;  rừng núi đất thấp; rừng ngập nước định kỳ; và đất trống; Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trong KBT Cervus Eldii đã ghi nhận 14 loài thuộc 6 chi trong họ. Trong đó chi Dầu (Dipterocarpus), có 7 loài; chi Sến mủ (Shorea), có 3 loài; Các chi Chò (Parashorea); Sao (Hopea); Táu (Vatica); Vên vên (Anisoptera), có 1 loài. Các loài cây họ Dầu ở KBT Cervus Eldii chủ yếu là cây gỗ lớn. Các loài cây họ Dầu phân bố trong 4 kiểu rừng và ở đai cao từ 30 - 300 m thuộc khu bảo tồn. Kết quả thống kê, có 3 loài được liệt kê vào sách Đỏ Lào, luật Lâm nghiệp Lào và Danh lục Đỏ Thế giới IUCN. Trong đó 1 loài ở cấp rất nguy cấp: Vatica odorata (Griff.) Symington; 2 loài ở cấp độ nguy cấp đó là: Dipterocarpus intricatus Dyer, Anisoptera costata Korth. Loài cây họ Dầu đều phân bố trong 4 kiểu rừng và trên đai độ cao từ 30 đến 300 m. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của các loài thực vật rừng thuộc họ Dầu để làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn ở KBT Cervus Eldii.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

24-11-2020

Cách trích dẫn

Nongkhan Borlivanh, Văn Vương, L., & Ngọc Hải, T. (2020). THỰC VẬT HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE) TẠI KHU BẢO TỒN CERVUS ELDIL, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 096–104. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/635

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>