ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THỰC NGHIỆM NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Các tác giả

  • Phạm Thị Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Bích Phượng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Khiếu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Bích Hoà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Giun đất, sinh vật đất, tính chất lý hoá đất, trạng thái rừng, vi sinh vật đất

Tóm tắt

Sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình lý, hóa và sinh học đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các tính chất lý hoá học tại khu vực nghiên cứu là môi trường sống khá thuận lợi cho động vật đất. Trong đó, dung trọng đất từ 1,25 - 1,72 g/cm3, tỷ trọng là 2,59 - 2,85 g/cm3, độ xốp đạt 39,50 - 51,66% và thành phần cơ giới đất thuộc loại đất thịt nhẹ đến trung bình; pHKCl từ 4,22 - 4,92 thuộc đất chua đến ít chua. Hàm lượng chất hữu cơ từ 1,08 - 3,48%, hàm lượng NH4+ từ 1 - 2,62 mg/100 g đất, P2O5 dễ tiêu từ 0,06 - 1,74 mg/100 g đất, K2O dễ tiêu từ 2,59 - 10,45 mg/100 g đất. Thành phần vi sinh vật đất ở các trạng thái rừng gồm 90% vi khuẩn, 7 - 8% xạ khuẩn, 1% nấm. Số lượng giun đất dưới rừng trồng Thông + cây bản địa trung bình 69.100 con/ha, Keo + CBĐ khoảng 40.900 con/ha và Bạch đàn trắng trung bình 26.400 con/ha. Số lượng vi sinh vật đất và giun đất cao nhất ở lớp đất mặt 0 - 10 cm, giảm dần ở các lớp đất dưới sâu và cao nhất ở rừng Thông + cây bản địa, sau đó là Keo + cây bản địa và thấp nhất là rừng Bạch đàn trắng. Sự khác biệt này chủ yếu do độ pH và hàm lượng CHC trong đất giảm dần theo độ sâu tầng đất và các trạng thái rừng trên. Kết quả trên góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở dữ liệu về mối quan hệ giữa thành phần loài cây, độ sâu tầng đất đến sự phân bố của vi sinh vật và động vật đất.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008)., Cẩm nang sử dụng đất Nông nghiệp, Tập 7, Phương pháp phân tích đất. NXB. Khoa học - Kỹ thuật.

Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa (2000). Giáo trình Đất Lâm nghiệp. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

Luxton, H. P. a. M. (1982). A comparative analysis of soil fauna populations and their role in decomposition processes. Oikos, 39(3): 288-388.

Paul, E. A. (2015). Soil microbiology, ecology and biochemistry, Fourth edition.

Wolters, V. (2001). Biodiversity of soil animals and its function. Eur. J. Soil Biol., 37: 221-227.

Tải xuống

Số lượt xem: 143
Tải xuống: 38

Đã Xuất bản

20/10/2017

Cách trích dẫn

Thị Hiền, P., Thị Bích Phượng, N., Thị Khiếu, L., & Thị Bích Hoà, N. (2017). ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THỰC NGHIỆM NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (20-10), 065–075. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1006

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>