NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.)


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hùng Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
  • Đỗ Thế Hiểu Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình
  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

cành ghép, cây trội, Giổi ăn hạt, gốc ghép, phương pháp ghép

Tóm tắt

Bài báo này trình bày tóm tắt những kết quả về chọn cây trội và thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp ghép loài cây Giổi ăn hạt. Nghiên cứu đã tuyển chọn được 30 cây trội Giổi ăn hạt tại hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình làm nguồn cung cấp vật liệu cành ghép phục vụ nhân giống; đã thử nghiệm hai phương pháp ghép là ghép áp cạnh và ghép nêm; thử nghiệm hai loại cành để ghép là cành non và cành bánh tẻ; thử nghiệm loại gốc ghép ở hai độ tuổi là 12 tháng và 18 tháng tuổi; thử nghiệm các thời vụ ghép là vụ Đông, vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu. Mỗi công thức thí nghiệm gồm 50 cây, các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ và được lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá gồm: Tỷ lệ sống (được thu thập ở các thời điểm sau khi ghép 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, và 120 ngày); sinh trưởng chiều cao chồi ghép (thu thập tại thời điểm sau ghép 30 ngày và 120 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp ghép nêm, loại cành ghép là cành bánh tẻ, loại gốc ghép 12 tháng tuổi và ghép vào vụ Đông và vụ Xuân cho tỷ lệ cây sống sau ghép 120 ngày (cành ghép đã ổn định) cao nhất với tỷ lệ hom sống đạt 60,7 – 74,7%, chiều cao chồi ghép đạt 28,27 – 31,6 cm.

Tải xuống

Số lượt xem: 43
Tải xuống: 47

Đã Xuất bản

08/11/2021

Cách trích dẫn

Văn Hùng, N., Thế Hiểu, Đỗ, & Ngọc Hải, T. (2021). NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 010–020. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/396

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>