Hoàn thiện quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác cho giống sắn ruột vàng Phú Thọ

Tối ưu hóa phương pháp nhân giống và chiến lược canh tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng giống sắn bản địa quý hiếm


Các tác giả

  • Đức Hà Chu University of Engineering and Technology, Vietnam National University, Hanoi
  • Tạ Hồng Lĩnh Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • TS. Phạm Thị Thu Hà Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Sắn ruột vàng Phú Thọ, năng suất, phân bón, mật độ trồng, nhân giống

Tóm tắt

Sắn ruột vàng Phú Thọ là một nguồn gen bản địa quý hiếm với chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích trồng giống sắn này đang có xu hướng thu hẹp do hạn chế về kỹ thuật nhân giống và canh tác. Nghiên cứu này tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác bền vững cho giống sắn ruột vàng Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của số mắt hom, loại giá thể, mật độ trồng và mức phân bón vô cơ đến tỷ lệ mọc mầm, sinh trưởng cây, năng suất và hàm lượng tinh bột của củ sắn. Kết quả cho thấy, sử dụng hom 2 - 3 mắt kết hợp với giá thể đất + trấu hun + bột xơ dừa giúp rút ngắn thời gian mọc mầm (15 - 16 ngày), đạt tỷ lệ mọc mầm cao nhất (99,5 - 100,6%) và hệ số nhân giống tối ưu (69,9 - 70,1 lần). Trong kỹ thuật trồng, mật độ 10.000 cây/ha kết hợp với mức phân bón 90 N + 60 P₂O₅ + 70 K₂O + 1,5 tấn phân hữu cơ/ha giúp đạt năng suất cao nhất (30,2 tấn/ha tại Phú Thọ, 28,7 tấn/ha tại Thái Nguyên), đồng thời duy trì hàm lượng tinh bột ổn định (26,7 - 27,1%). Kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất giải pháp nhân giống và canh tác phù hợp, góp phần phát triển bền vững giống sắn ruột vàng Phú Thọ trong điều kiện sản xuất thực tế.

Tài liệu tham khảo

. Mohidin Srnsp & Moshawih S. (2023). Cassava (Manihot esculenta Crantz): A systematic review for the pharmacological activities, traditional uses, nutritional values, and phytochemistry. J Evid Based Integr Med. 28: 2515690x231206227.

. Chavarriaga-Aguirre P., Brand A., Medina A., Prias M., Escobar R., Martinez J., Diaz P., Lopez C., Roca W. M. & Tohme J. (2016). The potential of using biotechnology to improve cassava: a review. In Vitro Cell Dev Biol Plant. 52(5): 461-478.

. Malik A. I., Kongsil P., Nguyen V. A., Ou W., Sholihin, Srean P., Sheela M. N., Becerra Lopez-Lavalle L. A., Utsumi Y., Lu C., Kittipadakul P., Nguyen H. H., Ceballos H., Nguyen T. H., Selvaraj Gomez M., Aiemnaka P., Labarta R., Chen S., Amawan S., Sok S., Youabee L., Seki M., Tokunaga H., Wang W., Li K., Nguyen H. A., Nguyen V. D., Ham L. H. & Ishitani M. (2020). Cassava breeding and agronomy in Asia: 50 years of history and future directions. Breed Sci. 70(2): 145-166.

. Li S., Cui Y., Zhou Y., Luo Z., Liu J. & Zhao M. (2017). The industrial applications of cassava: current status, opportunities and prospects. J Sci Food Agric. 97(8): 2282-2290.

. Morgan N. K. & Choct M. (2016). Cassava: Nutrient composition and nutritive value in poultry diets. Anim Nutr. 2(4): 253-261.

. da Conceicão L. V., Cortes D. F. M., Klauser D., Robinson M. & de Oliveira E. J. (2023). New protocol for rapid cassava multiplication in field conditions: a perspective on speed breeding. Front Plant Sci. 14: 1258101.

. Ghosh D., Kokane S., Savita B. K., Kumar P., Sharma A. K., Ozcan A., Kokane A. & Santra S. (2022). Huanglongbing pandemic: Current challenges and emerging management strategies. Plants. 12(1): 160.

. Deng Xiaoling, Zhu Zihao, Yang Jiacheng, Zheng Zheng, Huang Zixiao, Yin Xianbo, Wei Shujin & Lan Yubin (2020). Detection of citrus Huanglongbing based on multi-input neural network model of UAV hyperspectral remote sensing. Remote Sensing. 12(17): 2678,Sanchez L., Pant S., Xing Z., Mandadi K. & Kurouski D. (2019). Rapid and noninvasive diagnostics of Huanglongbing and nutrient deficits on citrus trees with a handheld Raman spectrometer. Anal Bioanal Chem. 411(14): 3125-3133,Arredondo Valdes R., Delgado Ortiz J. C., Beltran Beache M., Anguiano Cabello J., Cerna Chavez E., Rodriguez Pagaza Y. & Ochoa Fuentes Y. M. (2016). A review of techniques for detecting Huanglongbing (greening) in citrus. Can J Microbiol. 62(10): 803-811.

. de Oliveira E. J. & de Oliveira S. A. S. (2020). A novel seed treatment-based multiplication approach for cassava planting material. 15(3): e0229943.

. Imakumbili M. L. E., Semu E., Semoka J. M. R., Abass A. & Mkamilo G. (2021). Managing cassava growth on nutrient poor soils under different water stress conditions. Heliyon. 7(6): e07331.

Đã Xuất bản

10/04/2025

Cách trích dẫn

Chu, Đức H., Tạ Hồng Lĩnh, T., & Phạm Thị Thu Hà, T. (2025). Hoàn thiện quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác cho giống sắn ruột vàng Phú Thọ: Tối ưu hóa phương pháp nhân giống và chiến lược canh tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng giống sắn bản địa quý hiếm. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1825

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng