Thiết lập quy trình cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở Bạch đàn lai


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Huyền Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Bùi Phương Thảo Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hồng Gấm Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Chu Hoàng Hà Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Đỗ Tiến Phát Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

Agrobacterium rhizogenes, bạch đàn lai UP, chuyển gen, gus, rễ tơ

Tóm tắt

Hiện nay, hệ thống cảm ứng tạo rễ tơ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về chức năng cũng như biểu hiện gen và chỉnh sửa hệ gen ở thực vật. Trong nghiên cứu này đã thiết lập được một quy trình hiệu quả cho cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở giống bạch đàn lai UP54 sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. Ảnh hưởng của một số yếu tố bao gồm môi trường nền, điều kiện chiếu sáng, chủng vi khuẩn, loại vật liệu, mật độ vi khuẩn, thời gian lây nhiễm và thời gian đồng nuôi cấy tới hiệu quả tạo rễ tơ và chuyển gen đã được đánh giá. Kết quả thu được cho thấy, hiệu quả cảm ứng tạo rễ tơ cao nhất được ghi nhận khi các đoạn thân được lây nhiễm với dịch huyền phù của chủng vi khuẩn ATCC 15834 ở mật độ OD600nm­ là 0,3 trong thời gian 20 phút, đồng nuôi cấy trong 3 ngày trước khi chuyển sang môi trường MS với ½ thành phần muối đa lượng và đặt trong điều kiện tối. Tỉ lệ chuyển gen thông qua rễ tơ đạt giá trị cao nhất là 26,67%. Các dòng rễ tơ chuyển gen được kiểm chứng thông qua phương pháp nhuộm X-Gluc và PCR với cặp mồi đặc hiệu của gen gus intron và rolD. Kết quả này là tiền đề cho việc kiểm tra nhanh chóng hiệu quả hoạt động của cấu trúc chuyển gen và chỉnh sửa gen ở bạch đàn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Tải xuống

Số lượt xem: 117
Tải xuống: 41

Đã Xuất bản

21/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Huyền, N., Phương Thảo, B., Thị Hồng Gấm, N., Sơn, L., Hoàng Hà, C., & Tiến Phát, Đỗ. (2023). Thiết lập quy trình cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở Bạch đàn lai. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 011–019. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/132

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>