TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠO CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTIC) BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHĂN NUÔI


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Thương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Huyền Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Lactobacillus plantarum, muối mật, probiotics thức ăn chăn nuôi, thực phẩm lên men

Tóm tắt

Probiotic là những vi sinh vật sống khi được bổ sung vào cơ thể với liều lượng đủ lớn sẽ tạo ra lợi ích đối với sức khỏe của vật chủ. Mục đích nghiên cứu này là phân lập được vi khuẩn lactic từ các mẫu thực phẩm lên men đánh giá một số đặc tính probiotic của chúng để ứng dụng tạo chế phẩm probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Mười chủng vi khuẩn đã được phân lập sử dụng môi trường MRS (de Man, Rogosa & Sharpe). Sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, 3 chủng C2, LA6 và LT7 có khả năng đối kháng tốt nhất với cả 3 loại vi khuẩn gây bệnh: E. coli, Samonella sp, Shigella sp. Những chủng này tiếp tục được đánh giá khả năng sinh enzyme ngoại bào (protease, cellulase, amylase). Kết quả cho thấy, chủng LT7 và C2 có khả năng sinh enzyme ngoại bào cao hơn chủng LA6. Hai chủng LT7 và C2 được đánh giá khả năng chịu pH thấp (từ 2 đến 4), chịu muối mật (0,5 - 3%), kháng 3 loại kháng sinh ((Tetracycline, Gentamycin, Streptomycin) nồng độ 10 - 50 µg/ml, nhận thấy chủng LT7 có khả năng chịu, pH thấp, muối mật và kháng sinh cao hơn chủng C2. Chủng LT7 đã được lựa chọn là chủng probiotic tiềm năng và được định danh là Lactobacillus plantarum dựa trên trình tự gen 16S rRNA (1445 bp) đã được phân tích. Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng này cho kết quả: tế bào hình que dài, không sinh catalase, có khả năng lên men lactose.

Tải xuống

Số lượt xem: 100
Tải xuống: 40

Đã Xuất bản

28-04-2019

Cách trích dẫn

Thị Hồng Nhung, N., Thị Thương, L., Thị Thu Hằng, N., & Thị Huyền, N. (2019). TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠO CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTIC) BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHĂN NUÔI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 018–027. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/829

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>