Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước mặt tại làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội


Các tác giả

  • Lê Duy Khương Trường Đại học Hạ Long
  • Vũ Thị Thu Hương Trường Đại học Hạ Long
  • Vũ Thị Kim Oanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Phú Tuấn Bộ Khoa học và Công nghệ

Từ khóa:

BOD5, COD, Coliforms, DO, làng nghề chế biến gỗ

Tóm tắt

Những năm gần đây, chế biến gỗ là ngành kinh tế chính của người dân thôn Hữu Bằng. Bên cạnh lợi ích kinh tế mà nghề chế biến gỗ mang lại cho người dân nơi đây thì vấn đề môi trường nước mặt tại đây cũng đang được quan tâm. Trong nghiên cứu này tập trung đánh giá hiện trạng môi trường nước thông qua các chỉ tiêu: pH, TSS, BOD5, COD, DO, nitrit, photphat và Coliforms tại 10 vị trí quan trắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng có trong nước đều cao như: TSS, COD, BOD , NO2- và PO43- tại một số vị trí đều vượt quá giới hạn cho phép tại cột B của QCVN 08:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, đặc biệt tại 3 vị trí là: VT3, VT5 và VT7 nước thải có màu đen và bốc mùi hôi thối làm mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, ở nhiều vị trí lấy mẫu, kết quả phân tích cho thấy có sự xuất hiện rất lớn của Coliforms có trong môi trường nước. Trong nghiên cứu này cũng đã đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt cần kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật, quản lý cũng như tuyên truyền giáo dục đến cộng đồng.

Tải xuống

Số lượt xem: 40
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Duy Khương, L., Thị Thu Hương, V., Thị Kim Oanh, V., & Phú Tuấn, L. (2023). Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nước mặt tại làng nghề chế biến gỗ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 087–095. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/115

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả