SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT VÀ GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG NHẰM CUNG CẤP DỮ LIỆU CHO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Các tác giả

  • Lê Duy Khương Trường Đại học Hạ Long
  • Lê Phú Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Chu Lương Trí

Từ khóa:

biến động diện tích rừng, GIS, phát triển bền vững, viễn thám, VQG Bái Tử Long, vùng đệm

Tóm tắt

Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS (Geographic Information Systems) trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cũng như bản đồ biến động diện tích rừng đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng thành công bản đồ hiện trạng rừng trong các năm 2001, 2013 và 2018 tại hai xã Quan Lạn và Minh Châu thuộc vùng đệm Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Dựa trên kết quả xử lý ảnh vệ tinh, nghiên cứu đã xây dựng bản đồ hiện trạng biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2013 và 2013 – 2018. Kết quả cho thấy diện tích đất lâm nghiệp đều có sự biến động qua các giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, kết quả cho thấy giai đoạn 2001 – 2013 là sự gia tăng về diện tích rừng, diện tích tăng thêm là 1099,98 ha chiếm tỷ lệ 13,1% diện tích toàn khu vực. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng giảm đi là 1099,05 ha chiếm tỷ lệ 42,9%. Kết quả xây dựng khóa phân loại ảnh cho những năm ảnh không có dữ liệu phân loại cho thấy độ chính xác trên 80%, do vậy các bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp cũng như biến động diện tích có thể sử dụng để phục vụ các hoạt động có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng tại vùng đệm VQG Bái Tử Long, đồng thời cung cấp dữ liệu để xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững.

Tải xuống

Số lượt xem: 66
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

28/02/2022

Cách trích dẫn

Duy Khương, L., Phú Tuấn, L., Thị Hồng, N., & Lương Trí, C. (2022). SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT VÀ GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG NHẰM CUNG CẤP DỮ LIỆU CHO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 092–102. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/367

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả