Nhân nhanh giống sen Mặt Bằng (Nelumbo nucifera) bằng hệ thống nuôi cấy mô và vi thuỷ canh


Các tác giả

  • Bùi Thị Thu Hương Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Bích Lưu Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Thị Xuân Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hữu Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đồng Huy Giới

Từ khóa:

in vitro, phôi hạt, sen Mặt Bằng, vi thủy canh

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nuôi cấy in vitro và vi thủy canh để nhân nhanh giống cây sen Mặt Bằng (tên khoa học), có nguồn gốc từ xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, môi trường MS có 7,5 g/l agar, 30 g/l saccharose, 0,5 mg/l BAP là phù hợp nhất cho sự nảy mầm của phôi hạt sen với tỉ lệ phôi nảy mầm đạt 95%, chiều cao trung bình chồi 3,08 (cm) và số lá trung bình đạt 2,31 lá/chồi sau 7 ngày. Việc bổ sung kinetin hay BAP đều kích thích nhân chồi in vitro và vi thủy canh; đặc biệt môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP khiến 100% chồi tạo chồi mới, hệ số nhân 3,35 và 2,78 ở hệ thống nuôi cấy in vitro và vi thuỷ canh. Sự ra rễ của chồi sen đều tốt ở cả in vitro và vi thủy canh; và trong môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l α- NAA thì 100% chồi ở hai hệ thống đều tạo rễ, với số rễ trung bình 11,63 rễ/cây, chiều dài rễ trung bình 3,10 cm ở hệ thống in vitro; và 9,78 rễ/cây, chiều dài rễ trung bình 2,08 cm ở hệ thống vi thủy canh. Giai đoạn thích ứng tự nhiên, cây có nguồn gốc vi thuỷ canh có tỉ lệ sống và số lá trung bình cao hơn cây in vitro ở các giá thể với tỷ lệ bùn và nước khác nhau. Giá thể 20 ml bùn: 40 ml nước thích hợp nhất cho cây sen nguồn gốc vi thuỷ canh giai đoạn thích nghi với tỷ lệ cây sống là 36,67% và số lá trung bình là 7,42 lá.

Tải xuống

Số lượt xem: 76
Tải xuống: 27

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Thu Hương, B., Thị Bích Lưu, N., Thị Xuân, Đỗ, Hữu Cường, N., & Huy Giới, Đồng. (2023). Nhân nhanh giống sen Mặt Bằng (Nelumbo nucifera) bằng hệ thống nuôi cấy mô và vi thuỷ canh. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 051–060. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/104

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2