SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT VÀ MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH NHÂN TẠO - MARKOV DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BẢO LÂM, LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Cương Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Hữu Cường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thanh Hằng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Bảo Lâm, biến động sử dụng đất, chuỗi Markov, Neural network, viễn thám

Tóm tắt

Biến động sử dụng đất đai không chỉ phản ánh quá trình phát triển của các yếu tố kinh tế - xã hội mà còn là kết quả của sự linh hoạt trong chính sách đất đai của nhà quản lý. Mục đích của nghiên cứu này là dự báo biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thông qua việc khai thác thông tin ảnh Landsat đa thời gian cùng mô hình tích hợp mạng thần kinh nhân tạo - chuỗi Markov. Trong đó, ảnh vệ tinh được dùng để giải đoán thành lập bản đồ thực phủ/hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2015 và 2020. Từ kết quả giải đoán này, nghiên cứu đã sử dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo - chuỗi Markov để phân tích, dự báo biến động sử dụng đất cho 6 nhóm đất trong các năm 2025 và 2030. Kết quả dự báo đến năm 2030, diện tích lớp phủ rừng có xu hướng giảm mạnh chỉ còn 62.375,25 ha, chiếm 42,63% tổng diện tích tự nhiên và giảm 12.651,28 ha tương đương 16,68% so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của huyện Bảo Lâm.

Tải xuống

Số lượt xem: 30
Tải xuống: 19

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Văn Cương, N., Hữu Cường, N., & Thanh Hằng, N. (2023). SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT VÀ MÔ HÌNH MẠNG THẦN KINH NHÂN TẠO - MARKOV DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BẢO LÂM, LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 051–060. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/63

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả