KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG MĂNG TÂY (Asparagus officinalis)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Pha Trường Đại học Cần Thơ
  • Bạch Ngọc Yến Nhi Trường Đại học Cần Thơ
  • Nguyễn Tấn Hoài
  • Bùi Minh Sang Trường Đại học Cần Thơ
  • Đỗ Thị Xuân Trường Đại học Cần Thơ

Từ khóa:

Asparagus officinalis L, in vitro, nhân chồi, vi nhân giống

Tóm tắt

Măng tây (Asparagus officinalis) thuộc họ Asparagaceae là thực vật thân thảo lưu niên, có nguồn gốc từ Mesopotamia, khu vực Đông Địa Trung Hải, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sử dụng làm thực phẩm cũng như dược liệu. Nghiên cứu này nhằm khảo sát nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật phù hợp cho quá trình nhân giống in vitro măng tây từ hạt lai F1. Đối với giai đoạn khử trùng hạt, hạt măng tây được ngâm trong nước nóng ban đầu 65ºC với thời gian 0,5 giờ và khử trùng với NaClO 2% trong 10 phút là thích hợp. Môi trường tối ưu cho sự nhân chồi của măng tây là môi trường MS + 30 g/L sucrose + 8 g/L agar với hệ số nhân chồi trung bình là 1,83 chồi/cây và chiều cao chồi trung bình cao nhất đạt 3,15 cm. Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo rễ măng tây là môi trường MS + 30 g/L sucrose + 8 g/L agar có bổ sung 5 mg/L IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với số rễ trung bình đạt là 4,80 (rễ/chồi) và đạt chiều dài rễ trung bình dài nhất là 5,37 (cm), rễ bình thường không xuất hiện sẹo. Cây măng tây nhân in vitro thích nghi với giá thể xơ dừa, phân gà và dây dưa lưới tỷ lệ (8:1:1) được ủ oai kết hợp với cát, đất, tro trấu ( theo tỷ lệ 4:1:4:1) cho tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt nhất với tỷ lệ sống 100% và chiều cao trung bình chồi đạt 21,8 cm sau 4 tuần thuần dưỡng.

Tải xuống

Số lượt xem: 55
Tải xuống: 81

Đã Xuất bản

21/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Pha, N., Ngọc Yến Nhi, B., Tấn Hoài, N., Minh Sang, B., & Thị Xuân, Đỗ. (2023). KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG MĂNG TÂY (Asparagus officinalis). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 041–048. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/186

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng