Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa hồng đổi màu (Rosa asagumo)


Các tác giả

  • Bùi Thị Thu Hương Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đồng Huy Giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Hoa hồng, đổi màu, in vitro, kinetin, nuôi cấy mô

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá khả năng tạo mẫu sạch in vitro cây hoa hồng đổi màu (Rosa asagumo) và đánh giá ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng như BAP, Kinetin, α-NAA đến khả năng nhân nhanh in vitro cây hoa hồng đổi màu. Kết quả thu được cho thấy: (i) 80% các đoạn thân mang mắt ngủ sống sạch khi được khử trùng lần lượt với Javel 5% trong 10 phút, Johnson 2,5% trong 10 phút và HgCl2 0,1% trong 2 phút; (ii) Hơn 90% đoạn thân mang mắt ngủ hoa hồng đổi màu tái sinh chồi in vitro khi nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP và 1,0 mg/l Kinetin với hệ số tái sinh là 2,71 lần; (iii) Môi trường nhân nhanh chồi hoa hồng đổi màu in vitro thích hợp nhất là môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP, 1,0 mg/l Kinetin với hệ số nhân chồi là 2,79 lần; (iv) Chồi in vitro hoa hồng đổi màu nuôi trên môi trường ¼ MS cho tỉ lệ ra rễ đạt 96,64%, số rễ trung bình đạt 3,1 rễ/chồi, rễ mập, chiều dài trung bình là 2,91 cm.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Thị Thu Hương, B., & Huy Giới, Đồng. (2023). Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa hồng đổi màu (Rosa asagumo). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 028–035. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/135

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>