BƯỚC ĐẦU PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH


Các tác giả

  • Đỗ Quý Mạnh Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cây ngập mặn, đất ngập mặn, Thái Bình

Tóm tắt

Rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hơn 54 km đê biển, đê cửa sông ven biển, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Diện tích đất và rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình có 9.617 ha, trong đó đất có rừng là 3.709 ha; đất trống 5.908 ha. Đất rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình được phân chia thành 3 dạng lập địa trên cơ sở các tiêu chí: (i) Thời gian phơi bãi (h/ngày), (ii) Độ mặn trung bình (0/00); (iii) Tỷ lệ cát (%) và (iv) Độ thành thục của đất. Diện tích dạng lập địa rất khó khăn có diện tích lớn nhất, trên 2.892 ha, dạng lập địa thuận lợi có 814 ha, và dạng lập địa khó khăn có thể cải tạo để trồng rừng là 534 ha. Các loài cây trong mô hình thực nghiệm đều có tỷ sống rất cao, đạt trên 87%. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc từ mức độ chậm đến nhanh, trong đó Trang là loài sinh trưởng chậm nhất, Bần không cánh sinh trưởng nhanh nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 36
Tải xuống: 13

Đã Xuất bản

28/02/2018

Cách trích dẫn

Quý Mạnh, Đỗ, & Thế Đồi, B. (2018). BƯỚC ĐẦU PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 053–059. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/972

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2