ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CỦA NHÓM HỘ CHỨNG CHỈ RỪNG NGỌC SƠN - THANH HÓA SAU KHI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG FSC


Các tác giả

  • Lê Thị Huyền Trang Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Dương Tiến Đức Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Luồng, nhóm hộ Chứng chỉ rừng, Quan Sơn - Thanh Hóa, quản lý rừng bền vững, Vầu

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 07 năm 2021 nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện quản lý rừng bền vững (QLRBV) của nhóm hộ Chứng chỉ rừng Ngọc Sơn - Thanh Hóa sau khi được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Tổng số 12 ô tiêu chuẩn (500 m2 /OTC) được thiết lập để đánh giá sinh trưởng và năng suất, 50 hộ trồng Vầu và 50 hộ trồng Luồng được lựa chọn để phỏng vấn hiệu quả quản lý rừng (Kinh tế - Xã hội - Môi trường). Kết quả cho thấy, rừng Luồng có mật độ khóm bình quân là 209 khóm/ha, số cây bình quân trên mỗi khóm đạt từ 10 đến 16 cây, mật độ cây bình quân đạt 1.700 cây/ha, trữ lượng bình quân đạt 52,4 tấn/ha đạt sinh trưởng tốt. Chất lượng rừng Vầu có sinh trưởng rất tốt và cho năng suất cao, có mật độ cây 7.487 cây/ha, trữ lượng trung bình đạt 16,2 tấn/ha, đáp ứng được chất lượng theo yêu cầu thị trường. Thu nhập bình quân từ Vầu, Luồng đạt 30 - 45 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2021, cao hơn so với năm 2018 chưa có chứng chỉ rừng lần lượt đối với Vầu là 63,1% và Luồng là 62,6%. Hiện nay thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra từ Vầu, Luồng chưa ổn định, giá bán sản phẩm có Chứng chỉ rừng bằng với giá thị trường, năm 2021 giá bán sản phẩm là 1,8 triệu/tấn Vầu và 1,1 triệu/tấn Luồng. Sau khi đạt được Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững FSC nhóm hộ Chứng chỉ rừng Ngọc Sơn - Thanh Hóa đã nâng cao được hiệu quả kinh tế, kinh doanh và tăng thu nhập cho người dân địa phương tại 2 xã Tam Thanh và Tam Lư. Thông qua đó, hoạt động quản lý rừng của chủ rừng là các nhóm hộ đã được công nhận và tin cậy, Trình độ nhận thức và năng lực của cán bộ, người dân tham gia thực hiện chứng chỉ rừng được nâng cao góp phần làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng.

Tải xuống

Số lượt xem: 58
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

28/02/2022

Cách trích dẫn

Thị Huyền Trang, L., Tiến Đức, D., & Thế Đồi, B. (2022). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG CỦA NHÓM HỘ CHỨNG CHỈ RỪNG NGỌC SƠN - THANH HÓA SAU KHI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG FSC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 036–045. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/361

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>