ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia conifera) TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN


Các tác giả

  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Trang Trung tâm Bảo vệ tầng tầng ô-dôn và Kinh tế các-bon thấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Từ khóa:

Cây Mỡ, công thức thí nghiệm, mật độ trồng, sinh trưởng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thiết kế để tiến hành thử nghiệm trồng cây Mỡ - loài cây trồng lâm nghiệp chính tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ với 3 công thức mật độ khác nhau: (i) 2000 cây/ha, cự ly trồng 2,5 m x 2 m, (ii) 1660 cây/ha, cự ly 3 m x 2 m, và (iii) 1110 cây/ha, cự ly 3 m x 3 m. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 0,3 ha. Mỗi lần lặp lập 01 OTC có diện tích 500 m2, xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của cây Mỡ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi được trồng với mật độ 1666 cây/ha, tuy có tỷ lệ sống thấp nhất ở cả hai giai đoạn điều tra 24 tháng và 42 tháng tuổi, nhưng cây Mỡ đạt sinh trưởng chiều cao tốt nhất lần lượt là 2,05 m và 4,6 m; trong khi sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất khi đạt 42 tháng tuổi (trung bình 6,30 cm). Nghiên cứu đã khẳng định rằng mật độ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng về đường kính và chiều cao, còn sinh trưởng về đường kính tán lá và chất lượng rừng thì chưa rõ. Do vậy, để trồng rừng Mỡ nhằm kinh doanh gỗ lớn, nên trồng rừng với mật độ 1660 cây/ha, cự ly 3 m x 2 m và trong thời gian nuôi dưỡng có thể tiến hành tỉa thưa khi rừng bắt đầu khép tán để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây Mỡ.

Tải xuống

Số lượt xem: 71
Tải xuống: 73

Đã Xuất bản

28/12/2019

Cách trích dẫn

Thế Đồi, B., & Thị Trang, T. (2019). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG MỠ (Manglietia conifera) TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 017–024. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/688

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>