HIỆU QUẢ PHỤC HỒI RỪNG BẰNG KỸ THUẬT KHOANH NUÔI TÁI SINH TẠI XÃ HẠNH LÂM, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN


Các tác giả

  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hạnh Lâm, kỹ thuật khoanh nuôi, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên, tổ thành rừng

Tóm tắt

Phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh là một trong các giải pháp kỹ thuật lâm sinh có hiệu quả cao. Sau 10 hoặc 15 năm khoanh nuôi đúng quy trình, QXTV rừng có thể phục hồi khá tốt. Tại xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An, kỹ thuật này được áp dụng từ năm 1999 với đối tượng chính là trạng thái thảm thực vật IC, có mật độ tái sinh 1.000 cây/ha, cao trung bình trên 1 m, gồm các loài cây ưa sáng. Tại thời điểm nghiên cứu, các lô rừng đã được phục hồi trở lại. 11/15 lô rừng điều tra đã có sự thay đổi về trạng thái từ IC lên IIA. Đường kính cây gỗ đạt 13,1¸14,4 cm, trữ lượng từ 32,5 ÷ 43,3 m3/ha. Số lượng loài cây gỗ khá đa dạng có từ 17÷26 loài/lâm phần. Loài cây chiếm ưu thế là Chẹo tía, Kháo nước, Mán đỉa, Ràng ràng mít,... độ tàn che đạt 0,43÷0,60. Ở lớp cây tái sinh, có từ 12÷16 loài xuất hiện trong các lâm phần với mật độ 4.114 cây/ha. Tổ thành tái sinh đã có sự thay đổi so với tầng cây cao. Các loài cây ưa sáng mạnh như Ba soi, Thành ngạnh, Hu đay... đã ít xuất hiện, thay vào đó là các loài chịu bóng và có giá trị cao hơn như: Sấu, Lim xẹt, Sồi phảng, Dẻ gai ấn độ, Bứa... Tuy nhiên, cần phải theo dõi và có những biện pháp tác động phù hợp, kịp thời để dẫn dắt rừng phục hồi theo đúng mục tiêu kinh doanh đặt ra.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

28-06-2013

Cách trích dẫn

Thế Đồi, B. (2013). HIỆU QUẢ PHỤC HỒI RỪNG BẰNG KỸ THUẬT KHOANH NUÔI TÁI SINH TẠI XÃ HẠNH LÂM, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 023–030. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1407

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>