CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS


Các tác giả

  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Phân tích nhóm, phân tích thành phần chính, phân tích tương đồng, Sas, tương quan chính tắc

Tóm tắt

Phân tích đa biến đã và đang chứng minh được nhiều ưu điểm nổi trội như: khai thác triệt để số liệu, kết quả phân tích toàn diện và khách quan hơn. SAS có thể thực hiện được nhiều phân tích đa biến khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là phân tích thành phần chính. Phương pháp này có thể được áp dụng để phân tích mối quan hệ giữa các loài trong rừng tự nhiên. Các loài sẽ được phân thành 3 nhóm chính: đối kháng, đối kháng ít và không đối kháng. Phân tích thứ hai là tương quan chính tắc. Phân tích này có thể phân tích được mối tương quan giữa hai nhóm biến (nhóm X, nhóm Y). Điều này vượt trội hơn hẳn các phân tích tương quan đơn biến thường được áp dụng trước đây. Phân tích thứ ba là phân tích tương đồng. Phân tích tương đồng có thể tìm ra các loài ưu thế ở mỗi ô, đồng thời phân loại các ô có mức tương đồng về mức độ đa dạng sinh học loài thành các nhóm. Đây là cơ sở quan trọng để điều tiết tổ thành và nâng cao đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. Phân tích cuối cùng là phân tích phân nhóm. Phân tích này sẽ tạo thành các nhóm loài tương đồng, ít đối kháng. Ngoài ra nó sẽ cho biết phức độ biến động có thể được giải thích bởi các nhóm. Đó là cơ sở tốt để khẳng định độ tin cậy của các nhóm.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

28-02-2018

Cách trích dẫn

Mạnh Hưng, B. (2018). CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP BẰNG SAS. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 043–052. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/971

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>