SỬ DỤNG QGIS VÀ PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) ĐỂ PHÂN CẤP NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN


Các tác giả

  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thanh Thủy Vân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cháy rừng, Mường Chà, phân tích thứ bậc, QGIS

Tóm tắt

Cháy rừng đã và đang là một vấn đề đáng được quan tâm. Cháy rừng đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều huyện miền núi, trong đó có huyện Mường Chà. Bằng việc kế thừa và điều tra các tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội, các loại bản đồ hiện có trên địa bàn huyện Mường Chà, nghiên cứu đã xây dựng được 9 lớp bản đồ tương ứng với 9 nhân tố có thể ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng: độ dốc, hướng phơi, độ cao, khoảng cách đến sông suối, đến đường giao thông, đến khu dân cư, đến nương rẫy, loại trạng thái rừng và loại đất. Sau đó các lớp được phân loại theo 5 cấp cháy rừng từ 1 đến 5. Trong đó, 1 là khu vực có nguy cơ thấp và 5 là khu vực có nguy cơ cháy rừng cao nhất. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP được sử dụng để tìm và xếp hạng được trọng số cho 9 nhân tố ảnh hưởng. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới cháy rừng là loại rừng, khoảng cách đến nương rẫy, khoảng cách đến khu dân cư và độ cao. Trọng số của các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất này dao động từ 0,16 xuống tới 0,12. QGIS được sử dụng kết hợp với các trọng số tìm được, các lớp bản đồ được chồng xếp và sản phẩm cuối cùng thu được là bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng tại huyện Mường Chà. Diện tích toàn huyện được chia thành 5 cấp cháy rừng. Trong đó, tổng diện tích của cấp Thấp và Cực kỳ nguy hiểm tương ứng là khoảng 17 và 19 nghìn ha. Cấp Trung bình, Cao và Nguy hiểm có diện tích lớn hơn, dao động từ 41 đến 50 nghìn ha. Độ chính xác của bản đồ nguy cơ cháy rừng tương đối cao, trên 80% so với số liệu phỏng vấn trong 3 năm gần đây.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

28-04-2019

Cách trích dẫn

Mạnh Hưng, B., & Thanh Thủy Vân, N. (2019). SỬ DỤNG QGIS VÀ PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) ĐỂ PHÂN CẤP NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 038–047. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/832

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>