XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ THÍCH HỢP CHO RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN PNCT3 CUNG CẤP GỖ NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI PHÙ NINH, PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Chinh Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
  • Nguyễn Tuấn Ạnh Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
  • Hà Ngọc Anh Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn PNCT3, hiệu quả kinh tế rừng trồng, mật độ thích hợp

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng Bạch đàn giống mới chọn lọc PNCT3 cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua đánh giá tại các thí nghiệm cơ bản và khảo nghiệm mở rộng đều cho năng suất cao và ổn định so với các giống đại trà. Tổng số 24 ô tiêu chuẩn (OTC) gồm 8 công thức thí nghiệm mật độ được thiết lập từ năm 2014, các công thức được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. Thêm vào đó, điều tra được tiến hành để thu thập thông tin về chi phí đầu tư cho rừng trồng, giá gỗ cây đứng, thu nhập bán gỗ… Chỉ số NPV, BCR và IRR được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các công thức mật độ trồng rừng. Kết quả tại thời điểm 60 tháng tuổi cho thấy rằng sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn PNCT3 ở các mật độ trồng rừng khác nhau đã có sự sai khác rõ ràng. Những công thức được trồng với mật độ thưa hơn (1.111 cây/ha – 1.333 cây/ha) đem lại sinh trưởng đều tốt hơn cả về 3 chỉ tiêu (D1.3, Hvn, Dt). Sinh trưởng trung bình đường kính D1.3 là 10,8 cm, chiều cao vút ngọn Hvn là 16,1 m và đường kính tán là 1,6 m. Mật độ tối ưu được xác định dựa trên hiệu quả kinh tế mang lại bằng các chỉ số như NPV, BCR và IRR. Kết quả chỉ ra rằng, chỉ số NPV, BCR, IRR trong mật độ 1.333 cây/ha cao nhất trong 8 công thức thí nghiệm. Vì vậy, khi gây trồng giống này, mật độ thích hợp khuyến nghị trồng rừng là mật độ 1.333 cây/ha để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Hà Ngọc Anh (2013), Nghiên cứu tác dụng của phân bón NPK và phân vi sinh đến năng suất rừng trồng keo, bạch đàn vùng nguyên liệu giấy Trung tâm, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ.

Hà Ngọc Anh (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính đến sinh trưởng rừng trồng 3 dòng bạch đàn (CT3, PN10, CTIV) và 2 dòng keo lai (KL20, KLTA3), Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ.

Trần Hữu Chiến (2005), Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu suất rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ.

Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc, và Nguyễn Thanh Bình (2004), Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng các dòng Keo lai tại Tân Lập – Bình Phước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Ngô Quang Đê (1992), Lâm sinh học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Ngọc Hải và Cấn Văn Thơ (2002), Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn Eucalyptus urophylla từ cây mô, hom, Trung tâm Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, Phú Thọ.

Vũ Tiến Hinh (2003), Sản lượng rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Hòe (1990), Khoa học kỹ thuật phục vụ sự nghiệp trồng cây gây rừng, Tạp chí Lâm nghiệp số đặc biệt 30 năm tết trồng cây 1960 - 1990, tr 8 - 13, Hà Nội.

Tổng công ty Giấy Việt Nam (2006), Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020, Hà Nội.

Tổng cục Lâm nghiệp (2018), Lâm nghiệp chuyển mình, bắt kịp xu thế, đóng góp quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Huy Sơn (2006), Kết quả nghiên cứu Khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Đỗ Anh Tuân (2012), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng Keo lai theo quan điểm kinh tế tại Công ty Lâm nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình, Viện KHLN, Hà Nội.

Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 117
Tải xuống: 179

Đã Xuất bản

10/04/2020

Cách trích dẫn

Văn Chinh, N., Tuấn Ạnh, N., Ngọc Anh, H., & Mạnh Hưng, B. (2020). XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ THÍCH HỢP CHO RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN PNCT3 CUNG CẤP GỖ NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI PHÙ NINH, PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 034–043. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/591

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>