Nghiên cứu chiết xuất polysaccharide tổng số từ một số loại nấm Linh chi Ganoderma lucidum và đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết


Các tác giả

  • Nguyễn Như Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Kiều Trà My Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hồng Phấn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Cao Tuyết Ngân Trường Đại học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.011-019

Từ khóa:

Chiết xuất, chống oxi hóa, kháng khuẩn, Linh chi, polysaccharide

Tóm tắt

Linh chi là loại nấm dược liệu quý được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia do tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, kháng viêm, và tăng cường miễn dịch… Trong nấm Linh chi có chứa hàng loạt các chất chuyển hóa có hoạt tính trong đó polysaccharide (PS) được chứng minh là một nhóm chất có hoạt tính sinh học nổi bật nhất. Hàm lượng và hoạt tính của các chất phụ thuộc vào điều kiện nuôi trồng, phương pháp chiết xuất và chủng loại… Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chiết xuất hợp chất PS và đánh giá hoạt tính của cao chiết từ 04 loại nấm Linh chi thuộc họ Ganoderma lucidum: Linh chi Hàn Quốc (LCH), Linh chi nuôi trồng (LCV), Lim xanh rừng (LXR) và Lim xanh nuôi trồng (LXV). Kết quả cho thấy, khi chiết bằng ethanol 80%, hàm lượng PS thu được cao hơn chiết bằng nước và cao nhất ở mẫu LXV với 4,73 mg/g chất khô, cao hơn chiết bằng nước 126% (đạt 3,73 mg/g). Hàm lượng PS thấp nhất ở mẫu LCH với 3,42 mg/g chiết nước và 3,53 mg/g chiết ethanol. Kết quả hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết LXN tốt nhất với chỉ số IC50 đạt 51,35, thấp nhất ở mẫu LCH với IC50 đạt 59,04. Hầu hết các mẫu cao chiết đều thể hiện tính kháng với 4 chủng vi khuẩn kiểm định, mạnh nhất tương tương với hiệu quả của streptomycin, vòng kháng khuẩn lớn nhất ở dịch cao chiết từ LXV với vòng kháng khuẩn đạt 8,0 mm với Bacillus, hiệu quả thấp nhất của mẫu LCH chỉ thể hiện tính kháng với shigella sp.

Tài liệu tham khảo

. Elif Ekiz, Emel Oz, AM Abd El-Aty, Charalampos Proestos, Charles Brennan, Maomao Zeng, Igor Tomasevic, Tahra Elobeid, Kenan Çadırcı & Muharrem Bayrak (2023). Exploring the potential medicinal benefits of Ganoderma lucidum: From metabolic disorders to coronavirus infections. Foods. 12(7): 1512.

. Mendel Friedman (2016). Mushroom polysaccharides: chemistry and antiobesity, antidiabetes, anticancer, and antibiotic properties in cells, rodents, and humans. Foods. 5(4): 80.

. B Lakshmi, TA Ajith, Nayana Jose & KK Janardhanan (2006). Antimutagenic activity of methanolic extract of Ganoderma lucidum and its effect on hepatic damage caused by benzo [a] pyrene. Journal of ethnopharmacology. 107(2): 297-303.

. Yihuai Gao, Jin Lan, Xihu Dai, Jingxian Ye & Shufeng Zhou (2004). A phase I/II study of Ling Zhi mushroom Ganoderma lucidum (W. Curt.: Fr.) Lloyd (Aphyllophoromycetideae) extract in patients with type II diabetes mellitus. International Journal of Medicinal Mushrooms. 6(1): 33-40.

. Dược điển Việt Nam V (2017). Nxb Y học.

. Thulasi G Pillai, Cherupally Krishnan Krishnan Nair & KK Janardhanan (2008). Polysaccharides isolated from Ganoderma lucidum occurring in Southern parts of India, protects radiation induced damages both in vitro and in vivo. Environmental toxicology and pharmacology. 26(1): 80-85.

. M Dubois, KA Gilles, JK Hamilton, PA Rebers & FAJN Smith (1951). A colorimetric method for the determination of sugars. Nature. 168(4265): 167-167.

. Hesham A El Enshasy & Rajni Hatti-Kaul (2013). Mushroom immunomodulators: unique molecules with unlimited applications. Trends in biotechnology. 31(12): 668-677.

. S Chanda & R Dave (2009). In vitro models for antioxidant activity evaluation and some medicinal plants possessing antioxidant properties: An overview. African Journal of Microbiology Research. 3(13): 981-996.

. Tukiran Tukiran, Fitriyatul Mahmudah, Nurul Hidayati & Kuniyoshi Shimizu (2016). Gallic acid: A phenolic acid and its antioxidant activity from stem bark of chloroform extracts of syzygium litorale (blume) amshoff (myrtaceae). Molekul. 11(2): 180-189.

. Mounyr Balouiri, Moulay Sadiki & Saad Koraichi Ibnsouda (2016). Methods for in vitro evaluating antimicrobial activity: A review. Journal of pharmaceutical analysis. 6(2): 71-79.

. Lưu Hồng Sơn, Tạ Thị Lượng, Vi Đại Lâm, Nguyễn Thị Tình, Đinh Thị Kim Hoa, Trịnh Thị Chung & Huỳnh Thị Thiệp (2020). Nghiên cứu quá trình trích ly Polysaccharides từ nấm lim xanh (Ganoderma Lucidium). Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào. 6(17): 20-25.

. Nguyễn Văn Bình, Phạm Thị Phương & Nguyễn Tá Lợi (2018). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hàm lượng polysaccharide toàn phần trong nấm linh chi đỏ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 180(4): 3-8.

. Trần Nhân Dũng, Nguyễn Tường Vi, Trần Gia Huy & Phạm Bảo Đăng (2019). Khảo sát hiệu suất ly trích polysaccharide từ nấm linh chi (Ganoderma lucidum) bằng 5 loại dung môi khác nhau. Tạp chí đại học Cần Thơ. Chuyên san Nấm và Công nghệ sinh học. 74-81.

. Andrew R Collins (2005). Antioxidant intervention as a route to cancer prevention. European Journal of Cancer. 41(13): 1923-1930.

. Nguyễn Thị Kim Ngân, Ngô Thị Thùy Linh, Trần Đỗ Đạt, Nguyễn Đức Việt, Hoàng Minh Nam, Mai Thanh Phong & Nguyễn Hữu Hiếu (2022). Ảnh hưởng của kỹ thuật trích ly đến hoạt tính sinh học cao nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) giàu polysaccharide. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 64(11): 32-37.

. J Kolniak-Ostek, J Oszmia nski, A. Szyjka, H Moreira & E Barg (2022). Anticancer and antioxidant activities in Ganoderma lucidum wild mushrooms in Poland, as well as their phenolic and triterpenoid compounds. Int. J. Mol. Sci. 23: 9359.

. Kairat Mustafin, Nina Bisko, Raushan Blieva, Galeb Al-Maali, Tatyana Krupodorova, Zhanar Narmuratova, Zhazira Saduyeva & Aigerim Zhakipbekova (2022). Antioxidant and antimicrobial potential of Ganoderma lucidum and Trametes versicolor. Turkish Journal of Biochemistry. 47(4): 483-489.

. R Radhika (2021). Antibacterial activity of Ganoderma lucidum extracts against MDR pathogens. Int. J. Mod. Agric. 10(2): 3488-3493.

Tải xuống

Số lượt xem: 503
Tải xuống: 387

Đã Xuất bản

15/10/2024

Cách trích dẫn

Như Ngọc, N., Thị Hồng Nhung, N., Trà My, K., Hồng Phấn, N., & Cao Tuyết Ngân, V. (2024). Nghiên cứu chiết xuất polysaccharide tổng số từ một số loại nấm Linh chi Ganoderma lucidum và đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(5), 011–019. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.011-019

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả