GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP


Các tác giả

  • Đinh Thanh Sang Trường Đại học Thủ Dầu Một
  • Phạm Thị Vân Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương

Từ khóa:

Đa dạng sinh học, người dân địa phương, sinh kế bền vững, vùng đệm, Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và phỏng vấn nông hộ, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập gắn với công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của cư dân rất thấp, khoảng 86,7% số nông hộ có thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và các lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như củi, rau rừng, măng, hạt ươi, nấm, lan, mật ong, động vật rừng. Đồng bào dân tộc bản địa S’tiêng và M’nông phụ thuộc vào LSNG hơn đồng bào Kinh (Pearson Chi-Square, p = 0,000). Các LSNG khai thác được chủ yếu cho gia đình sử dụng. Ngược lại, diện tích đất trung bình mỗi nông hộ của dân tộc Kinh cao gần gấp hai lần của đồng bào bản địa. Vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo sinh kế bền vững, góp phần bảo tồn bền vững tài nguyên đa dạng sinh học ở VQG Bù Gia Mập. Trong đó, cần đẩy mạnh đầu tư nguồn lực vật chất, nâng cao nguồn lực xã hội và chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, cần quy hoạch diện tích trồng những LSNG mang tính truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho đồng bào bản địa.

Tài liệu tham khảo

Chambers R. (1983). Rural development: Putting the last first. Longman Scientific &Technical, the United States of America with John Wiley & Sons, Inc., New York. 235.

Chambers R. & Conway G.R. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century. IDS. 296.

Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam (2012). “Quyết định Về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.”, số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27/11/2002. Hà Nội, Việt Nam.

Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam (2015). Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

Dinh Thanh Sang (2006). Interactions between local people and protected areas: a case study of Cat Tien Biosphere Reserve, Vietnam. Master thesis, Dresden University of Technology, Germany.

Dinh Thanh Sang, Ogata K., Yabe M. (2010). Contribution of forest resources to local people’s income: a case study in Cat Tien Biosphere Reserve, Vietnam. Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University. 55 (2): 397-402.

Dinh Thanh Sang, Hyakumura K. & Ogata K. (2012). Livelihoods and local ecological knowledge in Cat Tien Biosphere Reserve, Vietnam: Opportunities and challenges for biodiversity conservation. In: The Biosphere, Natarajan, I. [Ed.], InTech, Croatia. Chapter 13, 261-284.

Department for International Development - DFID (1999). Sustainable livelihoods guidance sheets. London, UK.

Đinh Thanh Sang (2019a). Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55 (3B): 8-15.

Đinh Thanh Sang (2019b). Tiềm năng và hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 1859-4581. 23/2019.

Nguyễn Danh, Nguyễn Văn Vũ (2012). Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 2/2012: 2263-2272.

Phạm Thị Vân (2019). Đánh giá vai trò của cộng đồng dân cư vùng đệm trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Rahman M.M. (2014). Engaging the extreme poor people with private sector for livelihood resilience. American Journal of Rural Development. 2(4):59-67.

Tải xuống

Số lượt xem: 896
Tải xuống: 91

Đã Xuất bản

10/04/2020

Cách trích dẫn

Thanh Sang, Đinh, & Thị Vân, P. (2020). GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 053–061. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/749

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng