QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN


Các tác giả

  • Đinh Thanh Sang Trường Đại học Thủ Dầu Một

Từ khóa:

Phát triển bền vững, quản lý rừng đặc dụng, sinh kế, Vườn quốc gia Cát Tiên

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát thực trạng rừng và phương pháp kế thừa, nghiên cứu đã ghi nhận hiện trạng tài nguyên rừng, thực trạng quản lý và thách thức bảo tồn ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Khu rừng đặc dụng này có hệ động thực vật rất phong phú. Trong đó, 105 loài thú, 351 loài chim, 150 loài bò sát và lưỡng cư, 756 loài côn trùng, và 159 loài cá. Có 1.618 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 167 họ, 47 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới IUCN. Đặc biệt, Vườn quốc gia Cát Tiên có 5 kiểu rừng chính đặc trưng tiêu biểu cho các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tuy nhiên, 27,36% diện tích rừng tự nhiên trong vùng lõi đã bị xâm lấn để sản xuất nông nghiệp, bị khai thác làm suy giảm và trở thành rừng nghèo. Mặt khác, 65,8% số hộ đồng bào bản địa được phỏng vấn là hộ nghèo, có sinh kế không ổn định và kém bền vững, còn phụ thuộc lớn vào tài nguyên đa dạng sinh học và đất rừng tự nhiên bên trong vùng lõi. Hơn nữa, kết quả phân tích SWOT cho thấy thực trạng bảo tồn hiện nay tại Cát Tiên còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như thiếu hụt về nhân lực, vật lực, tình trạng vi phạm lâm luật còn phổ biến, sự phối hợp giữa các bên chưa hiệu quả và vấn đề sinh vật ngoại lai. Vì vậy, các giải pháp đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên.

Tải xuống

Số lượt xem: 50
Tải xuống: 264

Đã Xuất bản

15/12/2020

Cách trích dẫn

Thanh Sang, Đinh. (2020). QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 100–109. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/593

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường