TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHOÁN BẢO VỆ RỪNG ĐẾN SINH KẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN


Các tác giả

  • Đinh Thanh Sang Trường Đại học Thủ Dầu Một

Từ khóa:

Khoán bảo vệ rừng, sinh kế, tài nguyên đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Cát Tiên, xã hội hóa lâm nghiệp.

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng phương pháp kế thừa và đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), bài báo đã đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nhận khoán bảo vệ rừng (KBVR) đến sinh kế và công tác quản lý tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên. Kết quả cho thấy, hoạt động nhận KBVR đã góp phần gia tăng nguồn lực xã hội và vốn tài chính (Z = -11,334; p = 0,000), nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên ĐDSH. Đặc biệt, mối quan hệ giữa người dân và kiểm lâm đã được cải thiện rõ, chuyển từ khép kín, xã giao sang hợp tác và thân thiện (Z = -10,817; p = 0,000). Tuy vậy, vẫn còn tồn tại các khó khăn về vật lực, vốn tài chính, vốn tự nhiên là đất đai được canh tác kém hiệu quả, tài nguyên ĐDSH vẫn còn bị xâm hại. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên ĐDSH và phát triển sinh kế bền vững. Đó là tăng cường vật lực, nâng cao vốn tài chính thông qua tăng mức hỗ trợ tiền KBVR, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát huy hơn nữa vốn xã hội, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các hộ đồng bào trong bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm luật lâm nghiệp, quy hoạch các diện tích đồng cỏ chăn nuôi phục vụ cho cư dân.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

29-07-2022

Cách trích dẫn

Thanh Sang, Đinh. (2022). TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHOÁN BẢO VỆ RỪNG ĐẾN SINH KẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 096–105. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/411

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường