ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN


Các tác giả

  • Đinh Thanh Sang Trường Đại học Thủ Dầu Một

Từ khóa:

Đa dạng sinh học, phát triển bền vững, quy hoạch sử dụng đất, rừng đặc dụng, vùng đệm, Vuờn quốc gia Cát Tiên

Tóm tắt

Bằng việc sử dụng phương pháp kế thừa số liệu, khảo sát thực trạng đất rừng và phỏng vấn sâu, nghiên cứu đã ghi nhận hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp có tiềm năng đa dạng sinh học (ĐDSH) cao ở các khu vực liền kề vùng lõi Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy thảm rừng phòng hộ Đắk Lua, rừng sản xuất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà và Đảo Tiên chứa đựng tiềm năng rất lớn cho bảo tồn ĐDSH. Hệ động vật đa dạng với 217 loài thuộc 87 họ của 31 bộ khác nhau, trong đó 27 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN. Có 37 loài thực vật quý hiếm có tên trong Danh lục đỏ IUCN. Hơn nữa, 3 khu vực này phù hợp với các tiêu chí quy hoạch rừng đặc dụng. Đặc biệt, chuyển đổi những diện tích này sang rừng đặc dụng chỉ ảnh hưởng đến 61,5 ha đất canh tác của cư dân địa phương. Do đó, chuyển mục đích sử dụng các diện tích này thành vùng lõi VQG Cát Tiên là phù hợp và cấp thiết đối với bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng nghèo và đã bị suy giảm. Tình trạng phá rừng vẫn còn phổ biến, cư dân địa phương chưa có sinh kế bền vững. Do đó, song song với quy hoạch mở rộng, cần có giải pháp tổng hợp nhằm phục hồi trữ lượng rừng ở khu vực mới mở rộng.

Tải xuống

Số lượt xem: 427
Tải xuống: 666

Đã Xuất bản

30/06/2020

Cách trích dẫn

Thanh Sang, Đinh. (2020). ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 078–084. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/603

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường