GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI LƯU VỰC THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Nguyễn Hồng Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hải Hoà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phan Đức Lê Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Đức Trường Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình

Từ khóa:

Chính sách chi trả, dịch vụ môi trường rừng, lưu vực sông Đà, thủy điện Hòa Bình

Tóm tắt

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một chính sách đột phá của ngành Lâm nghiệp trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR). Lưu vực sông Đà thuộc Nhà máy thủy điện Hoà Bình giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, có chức năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Việc đánh giá thực trạng chi trả DVMTR ở lưu vực Sông Đà nhà máy thủy điện Hòa Bình đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 9.691.681.180 đồng từ hoạt động chi trả DVMTR. Đối tượng và diện tích rừng được chi trả phù hợp, được người dân và các tổ chức chấp nhận, vai trò của các bên tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa phương được xác định rõ. Tính hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR được thể hiện qua việc đã tạo nguồn tài chính ổn định và bền vững cho công tác BVPTR; tác động tích cực về mặt xã hội, tăng cường nhận thức của người dân về giá trị môi trường rừng, cải thiện được sinh kế và thu nhập cho người dân; và tác động tích cực đến môi trường. Trên cơ sở xác định những thuận lợi và khó khăn, 5 nhóm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 162
Tải xuống: 104

Đã Xuất bản

30/06/2020

Cách trích dẫn

Hồng Hải, N., Hải Hoà, N., Đức Lê, P., & Đức Trường, Đỗ. (2020). GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI LƯU VỰC THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 038–046. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/580

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>