PHÁT TRIỂN CÁC DNA MÃ VẠCH ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIÁM ĐỊNH LOÀI NGHIÊN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Tiến sĩ Hà Bích Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Thạc sĩ Dương Thị Hoàn Trường THPT Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội
  • Tiến sĩ Nguyễn Thế Hưởng Trường ĐH Lâm nghiệp
  • Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền Trường ĐH Lâm nghiệp
  • Thạc sĩ Lê Huệ Anh Trường ĐH Lâm nghiệp
  • Tiến sĩ Vũ Văn Thông Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Vy Anh

Tóm tắt

Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, thân gỗ dùng trong xây dựng, chế biến các sản phẩm đồ gia dụng cao cấp. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây như rễ, gốc cây, u bướu ở thân cây là nguyên liệu để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao. Than trắng (Binchotan) sản xuất từ cành Nghiến gân ba là một trong những loại than có giá trị xuất khẩu cao và được các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ chấp nhận. Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh ngay cả tại các khu bảo tồn thiên nhiên hay rừng Quốc gia, số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá chiếm hơn 70%. Nghiến gân ba là cây sống chủ yếu trên núi đá vôi, sinh trưởng rất chậm, khả năng tái sinh tự nhiên kém, mặc dù giai đoạn cây mạ cây con rất nhiều nhưng số cây vượt qua giai đoạn này để trở thành cây trưởng thành thì rất ít ỏi. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên và cần được bảo tồn để phát triển trở lại. Giám định loài một cách chính xác sử dụng DNA mã vạch là một bước quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát triển loài. Trong nghiên cứu này, trình tự DNA mã vạch của các gen rbcL, trnH-psbA và ITS đã được sử dụng để đánh giá khả năng giám định loài Nghiến gân ba tại một số địa điểm thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trình tự các gen rbcL và trnH-psbA có mức độ tương đồng rất cao (100%) ở tất cả 20 mẫu Nghiến gân ba nghiên cứu, còn trình tự gen ITS cho thấy sự sai khác tại 20 vị trí nucleotide tương ứng với 7 nhóm trình tự của các mẫu. Cả ba trình tự đều cho thấy khả năng giám định loài tương đối cao (từ 99,38% đến 100%) và theo thứ tự sắp xếp như sau: trnH-psbA > rbcL > ITS. Trình tự nucleotide của các DNA mã vạch này ở loài Nghiến gân ba đã được đăng ký thành công trên GenBank và là cơ sở dữ liệu DNA để ứng dụng trong công tác giám định loài này tại Việt Nam.

Đã Xuất bản

02/01/2025

Cách trích dẫn

Hà Bích Hồng, T. sĩ, Dương Thị Hoàn, T. sĩ, Nguyễn Thế Hưởng, T. sĩ, Nguyễn Thị Huyền, T. sĩ, Lê Huệ Anh, T. sĩ, & Vũ Văn Thông, T. sĩ. (2025). PHÁT TRIỂN CÁC DNA MÃ VẠCH ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIÁM ĐỊNH LOÀI NGHIÊN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1775

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng