Các hàm độ thon thân và thể tích đối với Thông ba lá (Pinus kesiya ex Gordon) tự nhiên ở khu vực Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng


Các tác giả

  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. HCM
  • Ngô Thị Thu Thủy Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Ngô Văn Long Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Gia Lai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.089-097

Từ khóa:

Độ thon thân, hàm thể tích, phân đoạn gỗ, thể tích gỗ cây đứng, thể tích gỗ thu hoạch

Tóm tắt

Các hàm độ thon thân và thể tích là công cụ để thống kê và đánh giá tài nguyên rừng. Nghiên cứu này đã xây dựng các hàm độ thon thân, thể tích  cây đứng và thể tích gỗ thu hoạch ở mức cây cá thể của các quần thụ Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Các hàm độ thon thân đã được xây dựng trên cơ sở từ 30 cây mẫu ở đường kính ngang ngực D1.3 = 10-76 cm. Hàm độ thon thân thích hợp đã được kiểm định từ 9 hàm dự tuyển. Hàm thể tích cây đứng và thể tích gỗ thu hoạch đã được xây dựng theo 2 dạng: Dạng thứ 1 là hàm ước lượng thể tích từ phân đoạn gốc đến độ cao bất kỳ trên thân. Dạng thứ 2 là hàm ước lượng thể tích từ phân đoạn gốc đến đường kính ở vị trí bất kỳ trên thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm độ thon của Nguyễn Văn Thêm (2022) [5] mô tả tốt độ thon thân của các cây Thông ba lá tự nhiên ở cấp D1.3 = 10-80 cm. Hai hàm Vh = exp(-10,9711 + 1,73698×Ln(D×H) - 0,519857×(h/H)-0,632204) và VDh = exp(-11,5852 + 1,735996×Ln(D×H) - 2,41182×(Dh/D)7,66018) được sử dụng để ước lượng tổng thể tích từ phân đoạn gốc đến phân đoạn bất kỳ trên thân của các cây Thông ba lá tự nhiên ở cấp D1.3 = 10-80 cm. Các hàm độ thon và thể tích này đều nhận sai số nhỏ hơn 5%.

Tài liệu tham khảo

. Vũ Tiến Hinh & Phạm Ngọc Giao (1997). Điều tra rừng. Nxb Nông nghiệp. 183.

. Lee W. K, Seo J. H, Son Y. M, Lee K. H & Von G. K (2003). Modeling stem profiles for Pinus densiflora in Korea. Forest Ecology Management. 172(1): 69-77.

. Kozak A (2004). My last words on taper equations. The Forestry Chronicle. 80(4): 15-507

. Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Trọng Bình & Nguyễn Trọng Minh (2022). Phát triển những hàm độ thon thân cây Keo lai trồng thuần loài ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 2: 22-31.

https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.2.022-031

. Nguyễn Văn Thêm (2022). Hàm độ thon và sản lượng thân cây Tràm ở khu vực Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (4): 55-64. https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.4.055-064

. Nguyễn Văn Thêm (2002). Sinh thái rừng. Nxb Nông nghiệp.

. Vũ Tiến Hinh (2012). Phương pháp lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp.

. Thái Văn Trừng (1998). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật.

. Nguyễn Văn Nhẫn (2018). Ảnh hưởng của khí hậu đến tăng trưởng của Du sam (Keteleeria evelyniana Masters), Bạch tùng (Dacrycarpus impricatus (Blume) de Laub) và Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f.) ở khu vực Đà Lạt và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Nguyễn Văn Thêm (2023), Xây dựng các hàm độ thon thân cây Keo lai (Acacia hybrid) tại tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển. 22(4): 12-22.

. Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Trọng Bình & Nguyễn Trọng Minh (2024), Xây dựng hàm thể tích các phân đoạn trên thân cây Keo lai (Acacia hybrid) ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 13(3): 67-75.

https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.067-075

Tải xuống

Số lượt xem: 97
Tải xuống: 116

Đã Xuất bản

15/10/2024

Cách trích dẫn

Lê Hồng Việt, Nguyễn Văn Thêm, Ngô Thị Thu Thủy, & Ngô Văn Long. (2024). Các hàm độ thon thân và thể tích đối với Thông ba lá (Pinus kesiya ex Gordon) tự nhiên ở khu vực Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(5), 089–097. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.089-097

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng