Các hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng tại khu vực Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp TP. HCM
  • Lê Hồng Việt Trường Đại học lâm nghiệp- Phân hiệu tại Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Quý Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.067-074

Từ khóa:

Cấp nguy cơ cháy rừng, chỉ số khô hạn, hàm lập nhóm tuyến tính, hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng, mùa khô

Tóm tắt

Phân cấp nguy cơ cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý lửa rừng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về phân cấp nguy cơ cháy rừng ở khu vực Bảo Lâm bằng các hàm lập nhóm tuyến tính. Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng các hàm phân chia các cấp nguy cơ cháy dựa theo một số yếu tố thời tiết bình quân ngày. Số liệu nghiên cứu là điều kiện thời tiết của 911 ngày trong mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mùa khô ở khu vực Bảo Lâm kéo dài 6 tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau. Các cấp nguy cơ cháy rừng ở khu vực Bảo Lâm có thể được dự báo theo 5 hàm (FJ(1) = -0,003×TJ + 1,433×WS + 0,017×P - 4,423; FJ(2) = 0,035×TJ + 1,487×WS + 0,001×P - 4,907; FJ(3) = 0,144×TJ + 1,468×WS + 0,001×P - 23,212; FJ(4) = 0,273×TJ + 0,903×WS + 0,001×P - 71,021; FJ(5) = 0,426×TJ + 1,464×WS + 0,001×P - 170,52); trong đó TJ là lũy tích nhiệt độ không khí bình quân ngày, P là tổng lượng mưa ngày và WS là tốc độ gió bình quân ngày. Các hàm lập nhóm đã phân loại các ngày trong mùa khô vào 5 cấp nguy cơ cháy rừng với độ chính xác 98,9%. Ở khu vực Bảo Lâm, nguy cơ cháy rừng ở mức lớn đến cực kỳ nguy hiểm xảy ra từ giữa tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Nguy cơ cháy rừng từ tháng 3 đến tháng 5 chỉ ở các cấp I và II.

Tài liệu tham khảo

. Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng & Phạm Ngọc Hưng (1983). Giáo trình Phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Phạm Ngọc Hưng (2001). Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. L Shu & X Kou (2001). Study of the pattern of special forest fire behavior by using satellite remote sensing. Fire Safety Science. 10(3): 4-140

. Yundan Xiao, Xiongqing Zhang & Ping Ji (2015). Modeling forest fire occurrences using count-data mixed models in qiannan autonomous prefecture of Guizhou Province in China. PLoS One. 10(3): e0120621.

. Thái Văn Trừng (1998). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 68
Tải xuống: 50

Đã Xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Văn Thêm, N., Hồng Việt, L., & Văn Quý, N. (2024). Các hàm phân cấp nguy cơ cháy rừng tại khu vực Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(6), 067–074. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.067-074

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>