ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN NGÂM TẨM ĐẾN CHẤT LƯỢNG GỖ KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) VÀ GỖ MỠ (Manglietia conifera) BIẾN TÍNH BẰNG HẠT NANO SiO2


Các tác giả

  • Trịnh Hiền Mai Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Phan Thiết Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phan Tùng Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Gỗ biến tính, nano SiO2, thời gian ngâm tẩm hóa chất, tính chất cơ vật lý

Tóm tắt

Nghiên cứu biến tính gỗ bằng công nghệ nano được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và đã đem lại những hiệu quả đáng kể cho gỗ biến tính, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Trong nghiên cứu này, gỗ Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và gỗ Mỡ (Manglietia conifera) rừng trồng, ở độ tuổi 10-12, được gia công thành thanh cơ sở có kích thước: dọc thớ × tiếp tuyến × xuyên tâm = 330×100×15 (mm), tiếp theo được biến tính với hạt nano SiO2 ở nồng độ 2 g/l bằng phương pháp ngâm tẩm áp lực (8 bar), với các mức thời gian ngâm tẩm: 2h, 5h, 8h. Các tính chất cơ học (độ bền uốn tĩnh, tỷ lệ hao hụt khối lượng do mài mòn, độ bền cứng tĩnh, độ bền uốn va đập) và tính chất vật lý (tỷ lệ hút nước, trương nở) của mẫu gỗ gia công từ thanh cơ sở đối chứng và biến tính đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy: tính chất cơ vật lý của gỗ Keo lai và Mỡ biến tính đã được cải thiện đáng kể so với gỗ đối chứng; trong điều kiện của nghiên cứu này, ngâm tẩm gỗ trong dung dịch hạt nano SiO2 ở mức thời gian 5h vừa đảm bảo chất lượng gỗ biến tính, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.

Tải xuống

Số lượt xem: 52
Tải xuống: 34

Đã Xuất bản

28/09/2013

Cách trích dẫn

Hiền Mai, T., Phan Thiết, N., & Tùng Hưng, P. (2013). ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN NGÂM TẨM ĐẾN CHẤT LƯỢNG GỖ KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) VÀ GỖ MỠ (Manglietia conifera) BIẾN TÍNH BẰNG HẠT NANO SiO2 . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 092–101. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1485

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>