NHÂN NHANH IN VITRO CÂY DẠ YẾN THẢO HOA HỒNG SỌC TÍM (PETUNIA HYBRIDA L.)


Các tác giả

  • Bùi Thị Cúc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đồng Huy Giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thị Thu Hương Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Dạ yến thảo, môi trường MS, nhân nhanh in vitro

Tóm tắt

Dạ yến thảo (Petunia hybrida L.) là loài hoa đang rất được ưa chuộng trên thị trường hoa cảnh. Trong nghiên cứu này, các chất điều tiết sinh trưởng gồm TDZ, BA và αNAA được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với các nồng độ khác nhau trong nuôi cấy in vitro cây Dạ yến thảo hoa hồng sọc tím. Nghiên cứu đã xác định được môi trường thích hợp nhất cho việc tái sinh chồi từ đoạn thân mang mắt ngủ của Dạ yến thảo là môi trường MS bổ sung 30 g/l succrose, 6 g/l agar và 0,25 mg/l TDZ, cho đường kính cụm chồi đạt 1,95 cm, chiều cao trung bình chồi đạt 1,67 cm và có 3,36 chồi cao trên 1 cm. Chồi Dạ yến thảo in vitro cao 1 - 1,5 cm được sử dụng làm vật liệu để nhân nhanh. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất là 73,11 lần sau 5 tuần nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 30 g/l succrose, 6 g/l agar, 0,75 mg/l BA, 0,1 mg/l αNAA. Môi trường tối ưu cho sự ra rễ của chồi Dạ yến thảo in vitro là môi trường MS bổ sung 30 g/l succrose, 6 g/l agar, 0,1 mg/l αNAA, cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 51,87 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt 0,96 cm sau 4 tuần nuôi cấy.

Tài liệu tham khảo

Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ.

Hoàng Thị Thế, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy (2013). Quy trình nhân giống in vitro cây Ba kích (Morinda officenalis How). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3), 744-752.

Asad S., Nosheen H., Amir A., Rukhsana B. (2009). Effect of different cultural conditions on micropropagation of rose (Rosa indica L.). Pakistan Journal of Botany, 41(6): 2877-2882

Hassan A. Q. (2012). Improving adventitious shoot regeneration from cultured leaf explant s of Petunia hybrida using thidiazuron. African Journal of Biotechnology, 11(51): 11230-11235.

Hassan A. Q., Anas Abu-Rayya and Sami Yaish (2010). In vitro regeneration and somaclonal varition of Petunia hybrida. Journal of Fruit and Ornamental Plant Research, 18(1): 71-81.

Mok M. C., Mok D. W. S., Turner, J. E. and Mujer C.V. (1987). Biological and biochemical effects of cytokinin active phenylurea derivatives in tissue culture systems. Hort Science, 22 (6): 1194-1197.

Murashige T. and F. Skoog (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobaco tissue culture. Plant Physiology, 15: 473-479.

Natalija B., Aušra B., and Vaida J. (2015). In vitro regeneration from leaf explants of Petunia hybrrida L. Propagation of Ornametal plants, 15(2): 47 - 52.

Sakakibara H (2006) Cytokinins: activity, biosynthesis, and translocation. Annu. Rev. Plant Biol. 57: 431–449.

Sara E. G., Naglaa M. E. (2015). In vitro preliminary study on Petunia hybrida breeding under Sodium Chloride stress conditions. Middle East Journal of Agriculture Research, 04(04): 867-872.

Tải xuống

Số lượt xem: 191
Tải xuống: 55

Đã Xuất bản

20/10/2017

Cách trích dẫn

Thị Cúc, B., Huy Giới, Đồng, & Thị Thu Hương, B. (2017). NHÂN NHANH IN VITRO CÂY DẠ YẾN THẢO HOA HỒNG SỌC TÍM (PETUNIA HYBRIDA L.). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (20-10), 003–010. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/995

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>