KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson) (Lepidoptera: Crambidae)


Các tác giả

  • Hoàng Thị Hồng Nghiệp Trường Cao đẳng Sơn La
  • Nguyễn Thế Nhã Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Axit amin, axit béo, Sâu tre, thành phần hóa học

Tóm tắt

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) – một loài ngài, có sâu non sống ký sinh trong thân cây tre, bằng cách ăn bột giấy ở mặt trong cây măng. Sâu tre là món ăn ưa thích của đông đảo người dân miền núi với vị thơm ngon và tốt cho sức khoẻ. Sâu tre rất giàu chất dinh dưỡng, như Protein đạt 11,26 g/100g, Lipit  đạt 23,82 g/100 g và có nhiều nguyên tố vi lượng như Kali có 331,50 mg/100g; Magie có 212,64 mg/100g; Canxi có 107,26 mg/100g và Kẽm có 4,14 mg/100g. Hàm lượng axit amin toàn phần của Sâu tre khá cao (473,44 mg/100g). Xác định được 17/20 loại axit amin ở Sâu tre, trong đó có 7/8 axit amin cần thiết cho cơ thể người: Isoleucin (7,16 mg/100g), Leucin (15,46 mg/100g), Lysin (14,57 mg/100g), Methionin (0,86 mg/100g), Phenylalanin (12,98 mg/100g), Treonin (17,43 mg/100g) và Valin (2,96 mg/100g). Sâu tre còn có Histidin (118,0 mg/100g) và Arginin (11,36 mg/100g) là những axit amin cần thiết cho trẻ em. Ngoài ra còn có các axit amin khác như Aspatic, Serin và Glutamic… Trong 100 g Sâu tre tươi có hàm lượng Lipit toàn phần là 23,82 g/100g. Xác định được 22 loại axit béo ở Sâu tre. Trong đó axit béo bão hoà có 10 loại với 9,87 g/100g, chủ yếu là parmitic (C16:0) chiếm 95,8%; axit béo không bão hòa là 9,44 g/100 g, gồm 12 loại chủ yếu là Oleic (C18:1) chiếm 80,7%. Trong Sâu tre còn có axit linoleic (omega 6) và axit linolenic (omega 3) là 2 dạng quan trọng nhất, cơ thể không thể tạo ra nên phải bổ sung từ bên ngoài.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

18/12/2015

Cách trích dẫn

Thị Hồng Nghiệp, H., & Thế Nhã, N. (2015). KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson) (Lepidoptera: Crambidae). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 081–085. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1233

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả