THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ONG MẬT BỀN VỮNG TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Hoàng Thị Hồng Nghiệp Trường Cao đẳng Sơn La
  • Vũ Thị Ngọc Ánh Trường Cao đẳng Sơn La

Từ khóa:

Giải pháp phát triển, ong mật, sản lượng, tập tính, thực trạng

Tóm tắt

Có 5 loài ong mật được khai thác chủ yếu tại Sơn La. Mỗi loài ong khác nhau có tập tính xây tổ khác nhau và sinh cảnh bắt gặp chúng vì thế rất đa dạng như: nương rẫy, trong đất, trong rừng... Có 2/5 loài ong mật được nhân nuôi tại Sơn La là Ong mật nội và Ong mật ngoại, các loại ong còn lại hoàn toàn được thu bắt ngoài tự nhiên không được nhân nuôi. Số hộ nuôi ong trên địa bàn Sơn La là 1.398 hộ với tổng số đàn ong là 64.826 đàn, trong đó đàn ong nội chiếm ưu thế hơn nhiều so với đàn ong ngoại là 12.474 đàn (chiếm 80,76%), ong ngoại 52.352 đàn (chiếm 19,24%). Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 tổng sản lượng mật thu được là 1.285,647 tấn, sáp 50,745 tấn và phấn hoa là 782,789 tấn. Tổng giá trị sản lượng thu được khá lớn là 343.504,79 triệu đồng. Mật ong Sơn La nổi tiếng với sản lượng chất lượng mang tính đặc thù của vùng miền núi Tây Bắc. Căn cứ trên quá trình phân tích SWOT về thực trạng nghề nuôi ong mật tại Sơn La đã đưa ra được 5 nhóm giải pháp phát triển chăn nuôi ong bền vững gồm: Công tác quản lý; giải pháp về giống; thức ăn của ong; giải pháp về khoa học công nghệ và giải pháp về thị trường.

Tải xuống

Số lượt xem: 51
Tải xuống: 71

Đã Xuất bản

28/06/2019

Cách trích dẫn

Thị Hồng Nghiệp, H., & Thị Ngọc Ánh, V. (2019). THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ONG MẬT BỀN VỮNG TẠI TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 096–103. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/803

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường