ĐẶC ĐIỂM THẤM NƯỚC CỦA ĐẤT DƯỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NÚI LUỐT, XUÂN MAI, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng

Từ khóa:

Loại hình sử dụng đất, quy luật thấm của đất, tốc độ thấm ban đầu, tốc độ thấm ổn định

Tóm tắt

Tính thấm của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ảnh khả năng giữ nước, hạn chế dòng chảy mặt và tiêu giảm sự hình thành đỉnh lũ. Nhằm đánh giá đặc điểm thấm nước của đất ở núi Luốt, chúng tôi đã sử dụng ống vòng khuyên (loại đơn) thí nghiệm trên 7 loại hình sử dụng đất, gồm rừng trồng hỗn loài (Thông - Keo; Bạch Đàn - Keo), rừng trồng thuần loài (Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông), trảng cỏ - cây bụi và đất không có thảm thực vật che phủ với 49 lần đo (7 lần/loại hình) vào nhiều thời điểm khác nhau. Nghiên cứu đã thu được những kết quả chính như sau: 1) Đặc điểm thấm nước của đất tại núi Luốt tuân theo quy luật đạt giá trị cao nhất ở thời gian đầu và suy giảm dần theo thời gian. Tốc độ thấm ban đầu và ổn định đều đạt giá trị cao nhất ở đất rừng keo lá tràm (tương ứng là 24,8 và 9,7 mm phút-1) và thấp nhất ở đất trống (8,9 và 1,1 mm phút-1). Thời gian đạt tốc độ thấm ổn định của rừng thường nhanh hơn đất trảng cỏ - cây bụi và nơi trống; 2) Tốc độ thấm ban đầu (mm phút-1) của các loại hình sử dụng đất có xu hướng phụ thuộc vào độ ẩm của lớp đất mặt với mức độ quan hệ trung bình (r = 0,4). Tuy nhiên tốc độ thấm ban đầu lại không có quan hệ rõ ràng với dung trọng và độ xốp. Trái lại, tốc độ thấm ổn định (mm phút-1) không phụ thuộc rõ ràng vào độ ẩm đất bề mặt, nhưng phụ thuộc vào dung trọng và độ xốp.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

28-08-2016

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B. (2016). ĐẶC ĐIỂM THẤM NƯỚC CỦA ĐẤT DƯỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NÚI LUỐT, XUÂN MAI, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 047–058. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1130

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>