ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VỊNH CỬA LỤC - HẠ LONG, QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trịnh Ngọc Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

chất lượng nước, chỉ tiêu SWQI, nước vịnh Cửa Lục - Hạ Long, quản lý bền vững

Tóm tắt

Nhằm đánh giá đặc điểm và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước vịnh Cửa Lục, Hạ Long, Quảng Ninh, nghiên cứu đã tiến hành xác định các nguồn tác động đến chất lượng nước thông qua khảo sát theo tuyến và phỏng vấn. Ngoài ra, 5 vị trí trên vịnh cũng được sử dụng để lấy mẫu vào các tháng 3-4 để đánh giá chất lượng lượng nước thông qua việc so sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt nam và chỉ tiêu tổng hợp (SWQI) của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Có 7 nguồn tác động chính đến chất lượng nước vịnh. Trong đó hoạt động khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng, hoạt động của cảng biển và hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường vịnh; (2). Theo QCVN 10: 2015/BTNMT, chất lượng nước khu vực vịnh Cửa Lục về cơ bản là khá tốt, tương đối ổn định qua các tháng quan trắc, hầu hết các điểm quan trắc đều không vượt quá qui chuẩn. Tuy nhiên còn một số thông số vượt quá giới hạn  như hàm lượng Pb, dầu mỡ và tổng Coliform; (3) Theo chỉ số chất lượng nước biển ven bờ SWQI thì chất lượng nước khu vực vịnh Cửa Lục tương đối tốt, dao động trong khoảng 60 đến 200. Tuy nhên, 2/5 điểm điều tra bị ô nhiễm ở mức độ trung bình. Chất lượng nước có xu hướng suy giảm vào tháng 4; (4) Giải pháp quản lý theo nguồn gây ô nhiễm và giải pháp dựa vào đặc thù môi trường của khu vực nghiên cứu là cần thiết để quản lý chất lượng nước khu vực.

Tải xuống

Số lượt xem: 34
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

23-12-2021

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B., & Ngọc Anh, T. (2021). ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VỊNH CỬA LỤC - HẠ LONG, QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 112–122. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/470

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>