ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TỪ HỆ THỐNG ĐƯỜNG MIỀN NÚI TẠI BA VÌ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Đào Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dòng chảy đường, dòng chảy mặt cắt sườn dốc, dòng chảy nền đất, đường miền núi, xói mòn đường

Tóm tắt

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đường miền núi tới quá trình phát sinh dòng chảy và lượng đất xói mòn, chúng tôi đã quan trắc, phân tích dòng chảy và lượng đất xói mòn từ đường của 3 ô nghiên cứu (diện tích 48 m2/ô) ở 3 điều kiện địa hình lõm, phẳng và lồi tại vùng núi dốc Ba Vì, Hà Nội. Thời gian quan trắc kéo dài từ tháng 3 - 5, 2016 cho 15 trận mưa lớn nhỏ khác nhau. Đề tài đã thu được những kết quả chính như sau: 1 - Tổng dòng chảy đường từ các ô nghiên cứu trung bình dao động từ 9,4-13,4 mm/trận mưa (tương ứng với hệ số dòng chảy từ 24,6 – 35,3%), lớn nhất ở địa hình lõm và nhỏ nhất ở địa hình lồi. Dòng chảy trên bề mặt đường là thành phần chính đóng góp vào tổng dòng chảy từ đường chiếm 60,76% và 39,24 % là từ mặt cắt sườn dốc. Tổng dòng chảy đường đều có quan hệ rất chặt với lượng mưa. Ngưỡng lượng mưa làm xuất hiện dòng chảy đường là 9,5 mm/trận; 2 - Tổng lượng đất xói mòn ở các ô nghiên cứu trung bình 326 g/trận mưa (tương đương 6,8 kg/m2). Tổng lượng đất xói mòn lớn nhất ở điều kiện địa hình lõm và nhỏ nhất ở địa hình lồi.Xói mòn từ các ô nghiên cứu được đóng góp chủ yếu từ bề mặt đường, chiếm 59,73%. Tổng lượng đất xói mòn từ các ô nghiên cứu đều có quan hệ từ chặt tới rất chặt với lượng mưa và tổng dòng chảy mặt đường; 3 - Dòng chảy và lượng đất xói mòn từ đường đều nằm trong vùng kết quả của các nghiên cứu trước đó nhưng thuộc vùng giá trị rất lớn. Vì thế việc quản lý bền vững hệ thống đường núi ở Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng để quản lý bền vững tài nguyên đất, nước và sinh vật.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

09-12-2016

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B., & Thị Đào, L. (2016). ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY VÀ LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TỪ HỆ THỐNG ĐƯỜNG MIỀN NÚI TẠI BA VÌ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 124–135. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1145

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>