KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM CHÌ (PB) CỦA LOÀI DƯƠNG XỈ (Pityrogramma calomelanos L.) TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Thị Kim Thanh Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch
  • Trần Thị Phương Thảo Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dương xỉ, hấp thụ, ô nhiễm Chì, Tân Triều, xử lý ô nhiễm bằng thực vật

Tóm tắt

Để đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm Chì trong đất của cây Dương xỉ (Pityrogramma calomelanos L.) tại làng nghề tái chế phế liệu xã Tân Triều, 3 mô hình thí nghiệm bằng chậu cây Dương xỉ đã được thiết lập để theo dõi khả năng sinh trưởng và hấp thụ Chì trong thời gian 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày. Kết quả chính thu được là trong 3 chậu thí nghiệm có cây Dương xỉ cho thấy thông số sinh trưởng phát triển của thân lá, rễ và khối lượng cây tăng dần sau 60 ngày. Cụ thể, thân tăng từ 19,3 tới 29,8 cm, rễ tăng từ 10,2 đến 22,3 cm và việc hấp thụ Chì không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây. Khả năng hấp thụ Chì trong đất của cây sau 45 ngày là cao nhất với thân lá là 1.342 mg/kg và rễ là 1.956 mg/kg. Chỉ số tích lũy sinh học (BAF) cao nhất sau 45 ngày là 0,018, chỉ số tập trung sinh học (BCF) trong phần rễ thay đổi từ 0,0019 đến 0,0110 và chỉ số vận chuyển sinh học (TF) cả quá trình nhỏ hơn 1. Bên cạnh đó, khi so sánh khả năng hấp thụ Pb của Dương xỉ trong nghiên cứu này với những nghiên cứu trước đó của các loài cây khác nhau cho thấy cây Dương xỉ có xu hướng hấp thụ Chì cao hơn.

Tải xuống

Số lượt xem: 176
Tải xuống: 76

Đã Xuất bản

21/06/2022

Cách trích dẫn

Xuân Dũng, B., Thị Kim Thanh, Đỗ, & Thị Phương Thảo, T. (2022). KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM CHÌ (PB) CỦA LOÀI DƯƠNG XỈ (Pityrogramma calomelanos L.) TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 064–072. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/430

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>