KHẢ NĂNG KHOÁNG HÓA CHẤT HỮU CƠ VÀ BIẾN ĐỘNG CHẤT DINH DƯỠNG SAU QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY TỪ ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI KỲ SƠN, HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Phượng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Mạnh Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hàm lượng dinh dưỡng, khả năng khoáng hóa, Keo tai tượng, lượng C-CO2, nuôi cấy đất

Tóm tắt

Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ đất cung cấp trực tiếp cho đất chất dinh dưỡng hòa tan và chất khí. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định khả năng khoáng hóa xác hữu cơ trong đất ở các vị trí địa hình khác nhau dưới tán rừng Keo tai tượng từ quá trình nuôi cấy đất trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm nuôi cấy đất kéo dài 35 ngày với độ ẩm luôn được duy trì như mẫu đất ban đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng C-CO2 khoáng hóa lớn nhất ở vị trí sườn đỉnh và giảm dần ở vị trí sườn chân, sườn giữa và vị trí đối chứng. Hàm lượng mùn sau nuôi cấy đất ở các vị trí nghiên cứu đạt mức trung bình đến giàu, có xu hướng tăng lên không rõ rệt với Sig. là 0,236. Hàm lượng đạm dễ tiêu sau nuôi cấy đất ở các vị trí nghiên cứu ở mức nghèo đến trung bình và có xu hướng giảm đi rõ rệt với Sig. là 0,015. Hàm lượng lân dễ tiêu sau nuôi cấy đất ở các vị trí nghiên cứu ở mức nghèo và có xu hướng giảm đi rõ rệt với Sig. là 0,000. Hàm lượng kali dễ tiêu sau nuôi cấy đất ở các vị trí nghiên cứu đạt mức trung bình và có xu hướng tăng lên rõ rệt với Sig. là 0,000. Khả năng khoáng hóa có mối quan hệ chặt với hàm lượng mùn trong đất, sau đó là hàm lượng đạm và kali dễ tiêu. Độ ẩm, độ xốp, dung trọng, tỷ trọng đất và hàm lượng lân dễ tiêu có mối quan hệ xa hơn và hỗ trợ cho sự khoáng hóa carbon trong đất.

Tải xuống

Số lượt xem: 64
Tải xuống: 13

Đã Xuất bản

30/06/2020

Cách trích dẫn

Thị Bích Phượng, N., & Mạnh Tuấn, T. (2020). KHẢ NĂNG KHOÁNG HÓA CHẤT HỮU CƠ VÀ BIẾN ĐỘNG CHẤT DINH DƯỠNG SAU QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY TỪ ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI KỲ SƠN, HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 010–020. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/566

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng