KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BƯỚM NGÀY (Lepidoptera, Rhopalocera) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG


Các tác giả

  • Lê Bảo Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Văn Thập Vườn quốc gia Cát Bà

Từ khóa:

Bướm ngày, sinh cảnh, Vườn quốc gia Cát Bà

Tóm tắt

Bằng phương pháp điều tra thu bắt trên 5 tuyến điều tra và 6 dạng sinh cảnh tại Vườn quốc gia Cát Bà từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017, đã xác định được 201 loài bướm ngày thuộc 132 giống, 10 họ. Trong đó, bổ sung mới cho khu vực 12 loài. Các loài bướm ngày lựa chọn sinh cảnh sống tăng dần theo thứ tự các dạng sinh cảnh: Đất nương rẫy cố định (26,37%); Đất trồng cây ăn quả, cây lâu năm (29,85%); Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi (43,28%); Cây bụi cây tái sinh trên núi đá vôi (45,27%); Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất (49,25%); Rừng trồng (59,70%). Phân bố của bướm ngày ở hướng phơi Đông Nam ít nhất chiếm 10,95%, hướng phơi Đông Bắc nhiều nhất chiếm 78,11%. Các loài bướm ngày tập trung chủ yếu tại chân đồi (81,59%), ở đỉnh đồi (42,79%) và sườn đồi (47,76%) có số lượng loài gần tương đương nhau. Đã xác định được 10 loài bướm ngày quan trọng tại Cát Bà, trong đó có 3 loài thuộc mức độ sẽ nguy cấp (VU) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài thuộc mức ít quan tâm (LC) trong IUCN (2017).

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

30-12-2018

Cách trích dẫn

Bảo Thanh, L., Thị Hằng, H., Xuân Trường, B., & Văn Thập, H. (2018). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BƯỚM NGÀY (Lepidoptera, Rhopalocera) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 111–116. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/895

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>